Tải về định dạng Word (2.8MB) Tải về định dạng PDF (24MB)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-2B:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 2B: Kết cấu thân tàu và trang thiết bị tàu dài từ 20 mét đến dưới 90 mét

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6259-2B:2003

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP - PHẦN 2B: KẾT CẤU THÂN TÀU VÀ TRANG THIẾT BỊ - TÀU DÀI TỪ 20 MÉT ĐẾN DƯỚI 90 MÉT

Rules for the classification and construction of sea-going steel ships - Part 2-B: Hull construction and equipment of ships of 20 and less than 90 metres in length

 

CHƯƠNG 1 QUI ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng và thay thế tương đương

1.1.1. Phạm vi áp dụng

1. Những qui định trong Phần này được áp dụng cho các tàu v thép có chiu dài từ 20 mét đến dưới 90 mét, có hình dáng thông thường, vùng hoạt động không hạn chế.

2. Đối với những tàu có vùng hoạt động hạn chế, kết cấu thân tàu, trang thiết bị và kích thước cơ cấu có thể được thay đổi phù hợp với điu kiện khai thác theo những qui định bổ sung ở Chương 24.

3. Khi áp dụng những qui định tương ứng của Phần này cho các tàu không áp dụng những qui định Phần 11 Mạn khô”, thì Lf được lấy bằng LBf được lấy bằng B.

4. Tàu hàng khô thực hiện chuyến đi quốc tế và có tổng dung tích từ 500 trở lên phải thỏa mãn qui định của Chương 31 Phần 2-A

1.1.2. Trường hợp áp dụng đc biệt

Đối với tàu có chiều dài nhỏ hơn 30 mét hoặc đối với nhũng tàu mà vì lý do riêng nào đó không thể áp dụng trực tiếp những qui định của Phần này, kết cấu thân tàu, trang bị, bố trí và kích thước cơ cấu phải được Đăng kiểm xem xét và quyết định trong từng trường hợp cụ thể, mặc dù đã có những qui định ở 1.1.1.

1.13. Các tàu có hình dáng và tỉ s kích thước khác thường hoặc tàu dùng để chở hàng đặc biệt

Đối với các tàu có hình dáng và tỉ số kích thước khác thường hoặc tàu dùng để chở hàng đặc biệt, những qui định có liên quan đến kết cấu thân tàu, trang thiết bị, bố trí và kích thước cơ cấu sẽ được qui định riêng dựa trên những nguyên tc chung của Qui phạm thay cho những qui định ở Phn này.

1.1.4. Thay thế tương đương

Kết cấu thân tàu, trang thiết bị, bố trí và kích thước cơ cấu của tàu khác với những qui định của Phần này sẽ được Đăng kiểm chấp nhận nếu xét thấy chúng tương đương với những qui định ở Phần này.

1.2. Qui định chung

1.2.1. (b)

1.2.2. Ổn định

Những yêu cầu ở Phần này được áp dụng cho các tàu đã có đủ ổn định ở tất cả các trạng thái. Đăng kiểm nhấn mạnh rng các cơ quan thiết kế tàu, đóng tàu và ch tàu phải quan tâm đặc biệt đến tính ổn định của tàu trong quá trình đóng mới và khai thác.

1.2.3. Kết cấu phòng chống cháy và phương tiện thoát nạn

Kết cấu phòng chống cháy và phương tiện thoát nạn phải thỏa mãn các qui định ở Phần 5.

1.2.4. Thiết bị để kiểm tra

Ở các khoang mũi, khoang đuôi, két sâu, khoang cách li và các không gian kín, trừ những khoang được sử dụng riêng để chứa nhiên liệu và dầu bôi trơn, phải có thang di động, thang cố định hoặc các thiết bị khác để có thể tiến hành công việc kiểm tra bên trong một cách an toàn.

1.2.5. Lên đà

Tất cả các tàu nếu đã quá 6 tháng sau khi hạ thủy mà chưa xuất xưởng được thì nên đưa lên đà để kiểm tra.

1.3. Vật liệu, kích thước cơ cấu, mối hàn và liên kết mút của cơ cấu

1.3.1. Vật liệu

1. Nhng yêu cầu có liên quan đến kết cấu thân tàu và trang thiết bị ở Phần này được dựa trên cơ s sử dụng các loại vật liệu phù hợp với những yêu cầu ở Phần 7-A.

2. Nếu sử dụng thép có độ bền cao, kết cấu và kích thước của cơ cấu thân tàu phải thỏa mãn những yêu cầu ở (1) đến (3) sau đây :

(1) Mô đun chống uốn của tiết diện ngang thân tàu phải không nhỏ hơn trị số mô đun chống uốn của tiết diện ngang thân tàu tính theo Chương 13 nhân với hệ số sau đây :

0,78 Nếu dùng thép có độ bền cao A32, D32, E32 và F32 qui định ở Chương 3 Phần 7-A

0,72 Nếu dùng thép có độ bền cao A36, D36, E36 và F36 qui định ở Chương 3 Phần 7-A

Việc sử dụng của các loại thép này phải được Đăng kiểm xem xét và quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

(2) Chiều dày tôn boong, tôn bao, mô đun chống uốn của các nẹp gia cường và kích thước cơ cấu khác phải được Đăng kiểm xem xét và quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

(3) Nếu thép có độ bền cao nằm ngoài qui định (1) được sử dụng, kết cấu và kích thước cơ cấu của tàu phải được Đăng kiểm xem xét trong từng trường hợp cụ thể.

3. Nếu sử dụng các vật liệu không qui định ở Phần 7-A, thì việc sử dụng vật liệu và kích thước cơ cấu tương ứng phải được Đăng kiểm xét duyệt đặc biệt.

4. Nếu thép không gỉ hoặc thép được phủ vật liệu không g qui định ở chương 3 Phần 7-A được dùng để chế tạo kết cấu chính thân tàu thì việc sử dụng vật liệu này và kích thước cơ cấu phải thỏa mãn điều kiện sau:

(1) Những yêu cầu ở -2 phải được áp dụng với hệ số (K) liên quan đến các qui định nêu ở -2 . Hệ số (K) được lấy trị số làm tròn đến ba chữ số thập phân nhưng không được nhỏ hơn 0,72

K = f {8,81(sy /1000)2 - 7,56(sy /1000) + 2,29}

Trong đó:

sy : Trị số nhỏ nhất của giới hạn chảy hoặc giới hạn chảy qui ước của thép không gỉ hoc thép phủ vật liệu không gỉ qui đnh ở Chương 3 Phần 7-A (N/mm2).

f: Trị số xác định theo công thức sau:

0,0025(T-60) + 1,00

Nếu T lớn hơn 1000C thì trị số này được Đăng kiểm xem xét riêng.

T: Nhiệt đ hàng hóa lớn nht tiếp xúc với vật liu này. Nếu nhiệt độ này nhỏ hơn 600C thì T ly bằng 600C

(2) Nếu vật liệu được dùng có tác dụng hữu hiệu trong việc chống ăn mòn của hàng hóa dự kiến chuyên ch thì Đăng kiểm có thể chấp nhận gim kích thước cơ cấu so với qui định trong yêu cầu có liên quan.

5. Việc sử dụng vật liệu đóng tàu hoạt động ở vùng biển hạn chế có thể được Đăng kiểm min gim trong từng trường hợp cụ thể.

6. Vic sử dụng thép làm kết cấu thân tàu phải thỏa mãn các yêu cầu ở 1.1.11 và 1.1.12 của Phần 2-A. Tuy nhiên, đi với các cấp thép trong Bng 2-B/1.1 và Bng 2-B/1.2 có thể được thay bằng Bng 2-A/1.1 và Bng 2-A/1.2 của Phần 2-A. Nếu thép ph vật liệu không gỉ được qui định ở Chương 3 Phần 7-A được dùng đđóng tàu thì Bng 2-A/1.1 và Bng 2-A/1.2 được áp dụng phù hợp với chiu dày kim loại cơ bản thay cho chiu dày tấm.

Bảng 2-B/1.1 Danh mục sử dụng thép đóng tàu thông thường đi với các cơ cu khác nhau

Tên cơ cấu

Khu vực s dụng

Chiều dày tôn t (mm)

t ≤ 15

15

15

20

25

30

Tôn v

Tôn mép mạn kê với boong tính toán

Phạm vi 0,4L giữa tàu

A

B

D

E

Phạm vi 0,6L giữa tàu bao gồm cả phần nêu trên

A

B

D

E

Ngoài khu vc nêu trên

A

B

D

Tôn mạn phạm vi khác

Phạm vi 0,4L giữa tàu

Phạm vi 0,10 trở xung tính từ mặt dưới của boong tính toán

A

B

D

E

Ngoài khu vực nêu trên

A

B

D

Di n hông

Phm vi 0,6L giữa tàu

A

B

D

E

Ngoài khu vc nêu trên

A

B

D

Tôn đáy kể cả di tôn gia đáy

Phạm vi 0,4L gia tàu

A

B

D

E

Tôn Boong

Dải tôn mép boong tính toán

Phm vi 0,4L giữa tàu

A

B

D

E

Phạm vi 0,6L giữa tàu bao gồm cả phần nêu trên

A

B

D

E

Ngoài khu vc nêu trên

A

B

D

Dải tôn boong tính toán kê với vách dọc

Phm vi 0,4L giữa tàu

A

B

D

E

Phạm vi 0,6L giữa tàu bao gồm c phần nêu trên

A

B

D

E

Ngoài khu vực nêu trên

A

B

D

Boong tính toán tại góc ming khoang hàng

Phm vi 0,4L giữa tàu

A

B

D

E

 

Ngoài khu vực nêu trên (trong trường hợp miệng lỗ khoét khoang hàng lớn)

A

B

D

Boong tính toán ngoài khu vực nêu trên

Phạm vi 0,4L giữa tàu

A

B

D

E

Boong l thiên

Phm vi 0,4L giữa tàu

            A         

B

D

Vách dc

Di tôn trên cùng của vách dọc k boong tính toán

Phạm vi 0,4L gia tàu

A

B

D

E

Di tôn dưới k với tôn đáy của vách dọc

Phạm vi 0,4L giữa tàu

A

B

D

Cơ cấu dc

Di tôn trên cùng của vách nghiêng của két dính mạn k với boong tính toán

Phạm vi 0,4L giữa tàu

A

B

D

E

Cơ cu dọc của boong tính toán nói trên gm mã và bản mép của cơ cấu dc

Phạm vi 0,4L giữa tàu

A

B

D

E

Ming khoang hàng

Bn thành và bản mép của thành dọc miệng khoang hàng boong tính toán lớn hơn 15L

Phạm vi 0,4L gia tàu

A

B

D

E

Sng đuôi

Sống đuôi, giá bánh lái, giá chữ nhân

 

A

B

D

Bánh Lái

Tôn bánh lái

 

A

B

D

Cơ cấu khác

Các cơ cấu còn li

A

 

Bảng 2-B/1.2 Danh mục sử dụng thép đóng tàu có độ bn cao đối với các cơ cấu khác nhau

Tên cơ cấu

Khu vực sử dụng

Chiều dầy tôn t (mm)

t ≤ 15

15

15

20

25

30

Tôn v

Tôn mép mạn k với boong tính toán

Phm vi 0,4L giữa tàu

AH

DH

EH

Phạm vi 0,6L giữa tàu bao gồm cả phần nêu trên

AH

DH

EH

Ngoài khu vc nêu trên

AH

DH

Tôn mạn ở phạm vi khác

Phạm vi 0,4L giữa tàu

Phạm vi 0,1D tr xung tính từ mặt dưới của boong tính toán

AH

DH

EH

Ngoài khu vực nêu trên

AH

DH

Di tôn hông

Phm vi 0,6L giữa tàu

AH

DH

EH

Ngoài khu vực nêu trên

AH

DH

Tôn đáy k c di tôn giữa đáy

Phạm vi 0,4L giữa tàu

AH

DH

EH

Tôn Boong

Dải n mép boong tính toán

Phạm vi 0,4L giữa tàu

AH

DH

EH

Phạm vi 0,6L giữa tàu bao gồm cả phần nêu trên

AH

DH

EH

Ngoài khu vực nêu trên

AH

DH

Dải tôn boong chịu lực nối với vách dọc

Phạm vi 0,4L giữa tàu

AH

DH

EH

Phạm vi 0,6L giữa tàu bao gm cả phần nêu trên

AH

DH

EH

Ngoài khu vc nêu trên

AH

DH

Boong chịu lực tại góc ming khoang hàng

Phm vi 0,4L giữa u

AH

DH

EH

Ngoài khu vực nêu trên (trong tờng hợp miệng lỗ khoét khoang hàng lớn)

AH

DH

Boong chịu lực ngoài khu vực nêu trên

Phạm vi 0,4L giữa tàu

AH

DH

EH

Boong lộ thiên

Phạm vi 0,4L giữa tàu

AH

DH

Vách dc

Di tôn trên cùng của vách dọc nối boong chu lc

Phạm vi 0,4L giữa tàu

AH

DH

EH

Boong l thiên

Phạm vi 0,4L giữa tàu

AH

DH

Cơ cấu dc

Di tôn trên cùng của vách nghiêng của két đỉnh mạn nối với boong chu lc

Phạm vi 0,4L giữa tàu

AH

DH

EH

Cơ cấu dọc của boong chịu lực nói trên gm mã và bản cánh của cơ cấu dc

Phạm vi 0,4L giữa tàu

AH

DH

EH

Ming khoang hàng

Bn thành và bn cánh của ngành dọc miệng khoang hàng ở bong chu lc lớn hơn 15L

Phạm vi 0,4L giữa tàu

AH

DH

EH

Sống đuôi

Sống đuôi, giá bánh lái, giá chữ nhân

 

AH

DH

Bánh lái

Tôn bánh lái

 

AH

DH

Cơ cấu khác

Các cơ cấu còn li

AH

Chú thích:

1 A, B, D, E trong Bng 2-B/1.1 và AH, DH, EH trong Bng 2-B/1.2 là cấp thép như sau :

(1) AH: A32 và A36, DH:D32 và D36, EH:E32 và E36

2 Trong Bảng 2-B/1.1Bng 2-B/1.2 là chiu dài tàu qui định ở 1.2.16 Phần 1-A hoặc 0,97 chiều dài tàu trên đường nước, lấy giá trị nào nhỏ hơn.

1.3.2. Kích thước cơ cu

1. Nếu không có qui định nào khác thì mô đun chống uốn của tiết diện cơ cu thân tàu theo yêu cầu của Qui phạm bao gm c mép kèm. Mép kèm được lấy bằng 0,1L về mỗi bên của cơ cấu. Tuy nhiên, trị số 0,1l về mỗi bên cơ cấu không được lớn hơn một nửa khoảng cách giữa hai cơ cấu. l là chiều dài nhịp của cơ cấu lấy theo các qui định có liên quan.

2. Nếu dùng thép dẹt, thép góc hoặc tấm bẻ mép để làm các xà, ờn, nẹp thì dù đã có mô đun chống uốn theo qui định chúng vẫn phải có chiều cao và chiều dày theo yêu cầu của Qui phạm.

3. Bán kính góc lượn bên trong của tấm bẻ mép phải không nhỏ hơn hai lần nhưng không lớn hơn ba lần chiu dày của tm.

4. Đối với bản mép của sống và cơ cấu ngang khe, chiều dày của nó phải không nhỏ hơn chiều dày bản thành còn chiều rộng phải không nh hơn trị số tính theo công thức sau :

 (mm)

Trong đó :

d0: Chiu cao tiết diện của sống và cơ cấu ngang khỏe xác định theo các qui định có liên quan (m).

I : Khoảng cách giữa hai gối tựa của sống hoặc cơ cấu ngang khỏe xác định theo các qui định có liên quan (m). Tuy nhiên, nếu đt các mã chống vặn thì mã đó cũng có thể được coi là gối tựa.

1.3.3. Mối hàn

Mối hàn dùng trong kết cấu thân tàu và các thiết bị quan trọng phải thỏa mãn các yêu cầu ở các Phần 2-A Phần 6.

1.3.4. Liên kết mút của các nẹp, sống và sườn

1. Nếu mút của các sống nối với vách, đáy trên,v.v..., thì các liên kết mút ấy của các sống phải được cân bng bi các cơ cu đ hữu hiu ở mt bên kia của vách, đáy trên, v.v...

2. Nếu không có qui định nào khác thì chiều dài cạnh của mã liên kết với sườn hoc nẹp của vách hoặc của két sâu.v.v..., phải không nhỏ hơn 1/8 của l theo các qui định có liên quan.

1.3.5.

1. Kích thước của mã phải được xác định theo chiều dài của cạnh liên kết dài hơn như ở Bng 2-B/1.3.

2. Chiều dày của mã phải được tăng thích đáng nếu chiều cao tiết diện hiệu dụng của mã nhỏ hơn 2/3 chiều cao tiết diện của mã theo yêu cầu.

3. Nếu mã có l khoét giảm trọng lượng thì khoảng cách từ mép l khoét đến cnh tự do của mã phải không nhỏ hơn đường kính lỗ khoét.

4. Nếu chiều dài cạnh liên kết dài hơn của mã lớn hơn 800 mi-li-mét, thì cạnh tự do của mã phải được gia cường bằng mép bè hoặc bằng một biện pháp khác, trừ khi mã đó là mã chống vặn hoặc cơ cấu tương tự.

1.3.6. Thay đổi chiều dài nhịp (l) khi mã có chiều dày lớn hơn

Khi mã liên kết có chiều dày không nhỏ hơn chiều dày của tấm sống thì trị số l qui định ở Chương 6 và ở từ Chương 9 đến Chương 12 có thể được thay đổi phù hợp như sau :

(1) Nếu diện tích tiết diện bn mép của mã không nhỏ hơn một na din tích tiết diện bản mép của sống và bản mép của sng được đưa tới vách, boong, đáy trên.v.v..., thì lthể được đo đến điểm cách đỉnh mã 0,15 mét vào phía trong của mã.

Bảng 2-B/1.3 Mã

Đơn vị (mm)

Chiu dài của cạnh liên kết dài hơn

Chiều dày

Chiều rộng mép

Chiu dài của cnh liên kết dài hơn

Chiu dày

Chiều rộng mép

Mã phng

Mã có mép

Mã phng

Mã có mép

150

6,5

-

-

700

14,0

9,5

70

200

7,0

6,5

30

750

14,5

10,0

70

250

8,0

6,5

30

800

-

10,5

80

300

8,5

7,0

40

850

-

11,0

85

350

9,0

7,0

40

900

-

11,0

90

400

10,0

8,0

50

950

-

11,5

90

450

10,5

8,0

50

1.000

-

11,5

95

500

11,0

8,5

55

1.050

-

12,0

100

550

12,0

8,5

55

1.100

-

12,5

105

600

12,5

9,0

65

1.150

-

12,5

110

650

13,0

9,0

65

-

-

-

-

(2) Nếu diện tích tiết diện bn mép của mã nhỏ hơn một na diện tích tiết diện bản mép của sống và bản mép của sống được đưa tới vách, boong, đáy trên.v.v..., thì l có thể được đo đến điểm mà tại đó tổng diện tích tiết diện của mã và bản p của nó nằm ngoài sống bằng diện tích tiết diện bản mép của sống hoặc đo đến điểm cách đnh mã 0,15 mét vào phía trong của mã, lấy trị số nào lớn hơn.

(3) Nếu có gắn mã và bn mép của sống chạy dài theo cạnh tự do của mã cho đến vách, boong, đáy trên.v.v..., thì kể cả khi cạnh tự do của mã được lượn, l phải được đo đến đnh mã.

(4) Mã được xem là không có tác dụng ở phía ngoài điểm mà tại đó cạnh liên kết dọc theo sống của mã bằng 1,5 lần chiều dài cạnh liên kết của mã với vách, boong, đáy trên.v.v...

(5) Trong mọi trường hợp không được giảm l tại mỗi đầu đi một lượng lớn hơn 1/4 chiều dài toàn bộ của sống k c liên kết ở hai đầu của sống.

1.3.7. Trang thiết bị

Cột cẩu, dây chằng, thiết bị nâng hàng, cột buộc tàu, thiết bị neo và các trang bị khác không được qui định riêng ở Phần này phi có bố trí và kết cấu tương ứng phù hợp với mục đích sử dụng và vic kiểm tra phải được tiến hành theo yêu cầu của Đăng kiểm viên nếu xét thấy cần thiết.

1.3.8. Tàu ch du hoc chất lỏng dễ cháy khác

1. Những yêu cầu đối với kết cu thân tàu và trang thiết bị của tàu chở dầu ở Phần này ch áp dụng cho các tàu dùng để ch dầu đốt có nhiệt độ bt cháy bng và lớn hơn 60oC (thử trong cốc kín ).

2. Kết cấu thân tàu và trang thiết bị của tàu chở dầu đốt có nhit đ bắt cháy nhỏ hơn 60oC (thử trong cốc kín) phải thỏa mãn nhng yêu cầu ở Phần này hoặc phải áp dụng những qui định riêng.

3. Kết cu và b trí của két sâu dùng để chở dầu phải thỏa mãn các qui định ở Chương 22.

4. Ở những tàu có tổng dung tích lớn hơn hoặc bằng 400, không được chở dầu hoặc các chất lỏng dễ cháy khác các khoang nằm phía trước vách chống va.

1.3.9. Biện pháp kiểm soát ăn mòn

1. Nếu áp dụng biện pháp được thừa nhận để kiểm soát ăn mòn cho các két, t các kích thước theo yêu cầu của các cơ cấu trong các két có th được giảm theo sự thỏa thuận với Đăng kiểm.

2. Đối với các tàu có kích thước cơ cấu được giảm theo -1 trên đây ký hiệu cấp tàu sẽ có thêm dấu hiệu “ CoC”.

1.4. Các định nghĩa

1.4.1. Phm vi áp dụng

Nếu không có qui định nào khác, thì các thuật ngữ trong Phần này được định nghĩa như ở Chương này, các thut ngữ không được định nghĩa ở Phần này phi theo qui định ở Phần 1-A.

1.4.2. Chiều dài tàu

Chiều dài tàu (L) là khoảng cách tính bằng mét đo ở đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất qui định ở 1.4.8 (2), từ mép trước của sống mũi đến mép sau của trụ lái nếu tàu có trụ lái hoặc đến đường tâm của trục lái nếu tàu không có trụ lái. Tuy nhiên, trong trường hợp tàu có đuôi tuần dương hạm, L được lấy như trên hoặc bằng 96% chiều dài toàn bộ của đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất, lấy trị số nào lớn hơn.

1.4.3. Chiu dài để xác định mạn khô

Chiều dài mạn khô (Lf) là chiều dài tính bằng mét, bằng 96% khoảng cách từ mép trước của sống mũi đến mép sau của tôn bao đo trên đường nước nằm ở độ cao bng 85% chiều cao mạn thiết kế nhỏ nhất kể từ mặt trên của tôn giữa đáy hoặc là chiều dài đo từ mép trước của sống mũi đến đường tâm của trục lái ở trên đường nước ấy, lấy trị số nào lớn hơn. Tuy nhiên, nếu mũi tàu có dạng lõm vào ở phía trên đường nước bng 85% chiều cao mạn thiết kế nhỏ nhất thì mút trước của chiều dài này phải được lấy ở đường vuông góc với đường nước nói trên và đi qua điểm lõm nhiều nhất v phía sau của đường bao mũi tàu. Đường nước nêu trên phải song song với đường nước chở hàng định nghĩa ở 1.4.9 của Chương này.

1.4.4. Chiu rộng tàu

Chiều rộng của tàu (B) là khoảng cách đo bng mét theo phương nm ngang từ mép ngoài của sườn bên này sang mép ngoài của sườn bên kia tại phần thân tàu có chiều rộng lớn nhất.

1.4.5. Chiu cao mạn tàu

Chiều cao mạn của tàu (D) là khoảng cách đo bng mét, theo phương thẳng đứng từ mặt trên của tôn giữa đáy đến mép trên của xà ngang boong mạn khô tại mạn, ở điểm giữa của chiều dài L. Trong trường hợp khi vách kín nước được nâng cao đến boong nằm phía trên boong mạn khô và được ghi ở sổ đăng ký là vách có hiệu lực đến boong đó thì chiều cao của tàu được đo đến boong vách.

1.4.6. Phần giữa tàu

Nếu không có qui định nào khác thì phần giữa tàu là phần có chiều dài bng 0,4L ở giữa tàu.

1.4.7. Phần mũi và phần đuôi tàu

Phần mũi và phần đuôi tàu tương ứng là các phần thuộc phạm vi 0,1L tính từ mút mũi và mút đuôi tàu.

1.4.8. Đường nước chở hàng và đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất

(1) Đường nước chở hàng là đường nước ứng với mi mạn khô được vạch dấu theo các qui định ở Phần 11 Mạn khô của Qui phạm này.

(2) Đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất là đường nước ứng với trạng thái toàn tải.

1.4.9. Chiu chìm có ti và chiu chìm thiết kế lớn nhất

(1) Chiều chìm có tải là khoảng cách thng đứng tính bằng mét, đo từ mặt trên của tôn giữa đáy đến đường nước chở hàng.

(2) Chiều chìm thiết kế lớn nhất (d) là khoảng cách đo theo phương thng đứng từ mặt trên của tôn giữa đáy đến đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất đo tại điểm giữa chiều dài tàu L.

1.4.10. Lượng chiếm nước toàn tải

Lượng chiếm nước toàn tải (W) là lượng chiếm nước tính bằng tn ứng với trạng thái toàn tải của tàu.

1.4.11. Hệ số béo thể tích

Hệ s béo thể tích (Cb) là hệ số bằng thể tích ứng với lượng chiếm nước W chia cho LBd.

1.4.12. Boong tính toán

Boong tính toán trên một đoạn chiều dài tàu là boong trên cùng ở đoạn đó mà tôn mạn lên tới. Tuy nhiên, ở vùng thượng tầng, trừ những thượng tầng có chiều cao thấp hơn chiều cao tiêu chun mà chiu dài không lớn hơn 0,15L, boong tính toán là boong nằm ngay dưới boong thượng tầng. Theo sự lựa chọn của người thiết kế, boong nằm ngay dưới boong thượng tầng có thể đưc lấy là boong tính toán ngay cả khi thượng tầng này có chiều dài lớn hơn 0,15L.

1.4.13. Boong mạn khô

1. Boong mạn khô thường là boong liên tục trên cùng. Tuy nhiên, trong trường hợp có l khoét không thường xuyên đóng ở phần l của boong liên tục trên cùng hoặc có lỗ khoét không có phương tiện kín nước đóng kín thường xuyên ở phần mạn tàu phía dưới boong đó, thì boong mạn khô là boong liên tục và ở phía dưới boong đó.

2. những tàu có boong mạn khô không liên tục thì phần thấp nht của boong lộ thiên và phần kéo dài thêm của đường thấp nhất này song song với phần boong phía trên được lấy là boong mạn khô.

3. Nếu tàu có nhiều boong thì thậm chí một trong số đó được thừa nhận là boong mạn khô theo qui định ở -1 hoặc -2 trên đây, và đường nước chở hàng kẻ ứng với boong mạn khô được định ra phù hợp vi những yêu cầu ở Phần 11 Mạn khô” do thừa nhận rằng thực tế boong thấp hơn được lấy là boong mạn khô thì boong mạn khô có thể là boong thấp hơn ấy. Trong trường hợp này boong thấp hơn y phải liên tục ít nhất là từ khoang máy đến các vách chống va và liên tục từ mạn nọ sang mạn kia. Nếu boong bên dưới ấy nhảy bậc, thì đường thẳng thấp nhất của boong ấy và phần kéo dài thêm của đường thẳng thấp nhất này song song với phần cao hơn của boong ấy được lấy là boong mạn khô.

CHƯƠNG 2 SỐNG MŨI VÀ SỐNG ĐUÔI

2.1. Sống mũi

2.1.1. Sống mũi tấm

1. Chiều dày của sống mũi tấm phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau :

0,10 L + 4,0

(mm)

Tuy nhiên, ở phía trên và phía dưới của đường nước ch hàng thiết kế lớn nhất, chiu dày của sống mũi tấm có thể được giảm dần về phía đỉnh của sống mũi và tôn giữa đáy. Tại đnh, chiều dày sống mũi tấm có thể được lấy bng chiều dày tôn mạn mũi tàu, tại mút dưới chiều dày sống mũi có thể lấy bằng chiu dày tôn giữa đáy.

2. Phải đặc các mã ngang cách nhau không xa quá 1mét tấm sống mũi. Nếu bán kính cong ở mép trước của sống mũi lớn, thì phải có biện pháp gia cường thích đáng bng cách đt nẹp gia cường ở dọc tâm hoặc bằng biện pháp khác.

3. Đối với tàu kéo, ở đoạn từ sống đáy lên đến đường nước chở hàng, phải đặt sống mũi tiết diện hình chữ nhật đặc (hoặc tương đương) có qui cách như sau :

Chiều rộng tiết diện theo phương ngang tàu :

0,5L + 25

(mm)

Chiều dài tiết diện theo phương dọc tàu :

1,6L+ 100

(mm)

Lên đến đnh, qui cách tiết diện có thể giảm đến còn bằng 85% trị số nói trên.

2.2. Sống đuôi

2.2.1. Phạm vi áp dụng

Những yêu cầu mục 2.2 này chỉ áp dụng cho những sống đuôi không có trụ bánh lái.

2.2.2. Trụ chân vịt

1. Trụ chân vịt của sống đuôi bằng thép đúc và sống đuôi dạng tm phải có hình dạng thích hợp với dòng chảy phía sau thân tàu. Kích thước của trụ chân vịt phải tương đương với tiêu chun cho ở các công thức và hình vẽ ở Hình 2-B/2.1. Chiều rng và chiều dày của trụ chân vịt ở phía dưới của u đỡ trục chân vịt phải được ng dần để có độ bền và độ cứng tương xứng với ky sống đuôi.

2. Chiều dày u đỡ trục chân vịt phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau :

0,9L + 10

(mm)

3. Trụ chân vịt của sống đuôi bng thép đúc và sống đuôi tấm phải được đặt các mã ngang theo khoảng cách thích hợp. Nếu bán kính cong của mép sau ở sóng đuôi lớn thì phải có nẹp gia cường ở dọc tâm.

4. Đi với các tàu có tốc độ tương đối lớn so với chiu dài và các tàu thiết kế riêng để kéo, kích thước các bphận của trụ chân vịt phải được tăng thích đáng (khoảng từ 15 ¸ 20 %).

2.2.3. Ky sng đuôi

1. Kích thước từng tiết diện ngang của ky sống đuôi (Xem Hình 2-B/2.2) phải được xác định theo các công thc ở từ (1) đến (4) sau đây, coi mô men uốn và lực cắt xuất hiện ở ky là do lực tác dụng lên bánh lái theo quy định ở 2-B/21.1.2.

W: 2,2L + 88 (mm)

T : 0,18L + 15 (mm)

R : 0,40 L + 16 (mm)

Trụ chân vịt của sống đuôi bng thép đúc

W : 2,5L + 100 (mm)

T : 2,2 + 5,0 (mm)

R : 0,40 L + 16 (mm)

Trụ chân vịt của sng đuôi bằng thép tấm

Hình 2-B/2.1 Tiêu chuẩn kích thước của trụ chân vịt

(1) Mô đun chng uốn Zz của tiết diện lấy đối với trục thng đứng Z-Z phi không nhỏ hơn :

(cm3)

Trong đó:

M: Mô men uốn tại tiết diện đang xét, xác định theo công thức sau :

M = Bx (Mmax = Bl) (N/m)

Hình 2-B/ 2.2 Ky sống đuôi

Trong đó:

B : Phản lực của gối đỡ trục lái (N) lấy như ở 2-B/21.1.4-1.

x : Khoảng cách tđiểm giữa của gối đỡ trục lái đến tiết diện đang xét (m), xem Hình 2-B/2.2.

l : Khoảng cách (m) từ tâm gối đỡ trục lái đến điểm gốc của ky sống đuôi xem Hình 2-B/2.2.

KSP : Hệ số của vật liệu làm ky sống đuôi tính theo 2-B/21.1.1-2.

(2) Mô đun chống uốn Zy đối với trục nằm ngang Y-Y phải không nhỏ hơn :

Zy = 0,5Zz (cm3)

Trong đó :

Zz: Được xác định ở (1).

(3) Diện tích tiết diện tổng cộng As của các chi tiết theo hướng Y-Y phải không nhỏ hơn :

As =  (mm2)

Trong đó :

BKSP : Lấy như ở (1).

(4) Tại tiết diện bất kỳ trong phạm vi chiều dài l, ứng suất tương đương phải không lớn hơn 115/KSP (N/mm2). ng suất tương đương se được tính theo công thức sau :

 (N/mm2)

ng suất uốn và ứng suất ct xuất hiện trên ky được xác định theo các công thức tương ứng sau :

Ứng suất uốn :  (N/mm2)

ng suất cắt  (N/mm2)

Trong đó :

Zz, As, M, và B : Như qui đnh ở từ (1) đến (3).

2. Chiều dày của các tấm thép tạo nên phần chính của ky sống đuôi dạng thép tấm phải không nhỏ hơn chiu dày của thép tấm tạo nên phần chính của trụ chân vịt. Ở ky các gân ngang phải được bố trí dưới trụ chân vịt, dưới các tấm mã và ở các vị trí cần thiết khác.

2.2.4. Gót ky

Gót ky của sống đuôi phải có chiều dài ít nhất bằng 3 lần khoảng cách sườn ở vùng đó và phải được liên kết chc chn với tôn giữa đáy.

2.2.5. Liên kết của sống đuôi với đà ngang tấm

Sng đuôi phải được kéo lên phía trên kể từ trục chân vịt và hàn chắc chn với đà ngang vòm đuôi. Chiều dày của đà ngang vòm phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau :

0,035L + 10,0

(mm)

Ở phần trên của sống đuôi kéo dài, đà ngang vòm đuôi phải được gia cường đ tránh thay đổi đột ngột của độ cứng.

2.2.6. Ổ đỡ chốt bánh lái

1. Chiu dài của đỡ chốt bánh lái phải không nhỏ hơn chiều dài bạc đỡ chốt.

2. Chiều dày của thành ổ đỡ chốt phải không nhỏ hơn 0,25dpo. Tuy nhiên, đối với các tàu được qui định ở 2-B/21.1.1-3, chiều dày của thành ổ đỡ chốt bánh lái phải được tăng thích đáng.

Trong đó :

dpo : Đường kính thực của chốt bánh lái do ở mặt ngoài của áo cht (mm).

CHƯƠNG 3 ĐÁY ĐƠN

3.1. Qui định chung

1. Những yêu cầu của Chương này được áp dụng cho các tàu mà đáy đôi bị khuyết tng phần hoặc toàn bộ phù hợp với những yêu cầu ở 4.1.1-2 hoặc -3 Phần 2-B của Qui phạm.

2. Kết cấu đáy ở khoang mũi và khoang đuôi phải thỏa mãn những yêu cầu ở 7.27.3.

3.2. Sống chính

3.2.1. Bố trí và kết cấu

Các tàu đáy đơn phải có sống chính gồm mội bn thành và một bản mép. Sống chính phải được kéo càng dài v phía mũi và đuôi tàu càng tốt.

3.2.2. Bản thành

1. Chiều dày của bản thành sống chính phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

0,065 L + 5,2

(mm)

Ra ngoài đoạn giữa tàu chiều dày này có thđược giảm dần và ở các đoạn mũi tàu và đuôi tàu chiều dày này có thể còn bằng 0,85 chiều dày ở đoạn giữa tàu.

2. Chiều cao tiết diện bản thành phải không nhỏ hơn chiu cao tiết diện của đà ngang đáy.

3.2.3. Bản mép

1. Chiu dày của bản mép phải không nhỏ hơn chiều dày của bản thành đoạn giữa tàu. Bản mép phải được kéo dài từ vách chống va đến vách đuôi.

2. Din tích tiết diện bản mép phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau :

0,6L + 9

(cm2)

Ra ngoài đoạn giữa tàu diện tích này có thể được giảm dần và các đoạn mũi tàu và đuôi tàu diện tích này có thể còn bng 0,85 diện tích tiết diện ở đoạn giữa tàu.

2. Chiu rộng của bn mép phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau :

2,3L + 160

(cm2)

3.3. Sống phụ

3.3.1. B trí

Trong vùng từ sống chính đến tôn mạn, khoảng cách giữa các sống phụ và giữa sống phụ với mạn phải được đặt cách nhau không xa quá 2,5 mét.

3.3.2. Kết cu

Sống phụ phải gm có một bản thành liên tục và một bản mép và phải được kéo càng dài v phía mũi và đuôi tàu càng tốt.

3.3.3. Bản thành

1. Ở đoạn giữa tàu chiu dày của bản thành sống phụ phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

5,8 + 0,042L

(mm)

Ra ngoài đoạn giữa tàu chiều dày này có thể được giảm dần, và ở các đoạn mũi và đoạn đuôi tàu chiều dày này có thể còn bằng 0,85 chiều dày ở đoạn giữa tàu.

2. Trong buồng máy, chiều dày của bản thành phải không nhỏ hơn trị số yêu cầu ở 3.2.2 cho bản thành của sống chính.

3.3.4. Bản mép

Chiều dày của bản mép sống phụ phải không nhỏ hơn chiều dày yêu cầu của bản thành và diện tích tiết din bản mép ở đoạn giữa tàu phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

0,45L + 8,8

(cm2)

Ra ngoài đoạn gia tàu diện tích tiết diện bản mép có thể được giảm dần và ở các đoạn mũi tàu và đuôi tàu diện tích đó có thể còn bằng 0,85 diện tích tiết diện bản mép ở đoạn giữa tàu.

3.4. Đà ngang tấm

3.4.1. Bố trí

1. Ở những tàu có đáy kết cấu theo h thống ngang, khoảng cách chuẩn của đà ngang phải thỏa mãn nhng yêu cầu ở 5.2.1.

2. Ở những tàu có đáy kết cấu theo hệ thống dọc, đà ngang phải được bố trí sao cho khoảng cách không lớn hơn 3,5 mét.

3.4.2. Hình dạng

1. Ở bất kỳ chỗ nào mép trên của đà ngang không được nm thấp hơn mép trên của nó ở dọc tâm.

2. Ở đoạn giữa tàu, chiều cao tiết diện của đà ngang đo khoảng cách bằng d0 qui định ở 3.4.3-1, từ mép trong của sườn, dọc theo mép trên của đà ngang, phải không nhỏ hơn 0,5d0 (Xem Hình 2-B/3.1). Nếu có đt mã

3. Ở những tàu đáy có độ dốc khác thường, chiu cao của đà ngang đáy đường dọc tâm tàu phải được tăng thích đáng.

4. Bản mép gn lên đà ngang phải liên tục từ phần trên của cung hông ở mạn này sang đến phần trên của cung hông ở mạn kia trong trường hợp đà ngang dạng cong và kéo dài suốt theo đà ngang tấm trong trường hợp đà ngang được nối với sườn bng mã.

Hình 2-B/3.1 Hình dạng của đà ngang đáy

3.4.3. Kích thước

1. Kích thước của đà ngang tấm phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau đây :

Chiều cao tiết diện ở đường m tàu :

0,0625 l

(m)

Chiu dày :

10 d0 +4

(mm) hoc 12 mi-li-mét, lấy trị số nào nhỏ hơn

Mô đun chống uốn của tiết diện:

4,275Shl2

(cm3)

Trong đó:

S : Khoảng cách giữa các đà ngang (m).

h : d hoặc 0,66D lấy trị s nào lơn hơn (m).

l : Khoảng cách giữa các đnh của các mã sườn ở hai bên mạn thu đo ở giữa tàu cộng 0,3 mét. Nếu đà ngang cong thì chiều dài l phải được thay đổi thích hợp (m) (xem Hình 2-B/3.1).

d0: Chiều cao tiết diện đà ngang tm ở đường tâm tàu (m).

2. Chiều dày bản mép của đà ngang phải không nhỏ hơn chiều dày yêu cầu đối với đà ngang, chiều rng bản mép phải đ đảm bảo ổn định ngang của đà ngang.

3. Ra ngoài đoạn 0,5L giữa tàu, chiều dày của đà ngang tấm có thể được giảm dần đến còn bằng 0,85 trị số quy định ở -1, trừ trường hợp đối với phn phng của đáy mũi tàu.

4. Đà ngang đáy ở dưới bệ máy và bệ ổ chn phải có chiều cao phù hợp và phải được gia cường đặc bit. Chiều dày của các đà ngang đó phải không nhỏ hơn chiều dày của bản thành của sống chính.

5. Ở đoạn đáy gia cường phía mũi tàu qui định ở 4.9.2, chiều cao của tiết diện đà ngang tấm phải được tăng hoc mô đun chống uốn của tiết diện đà ngang tương ứng yêu cầu ở -1 phải được tăng thích đáng.

3.4.4. Mã sườn

Kích thước của mã sườn phải thỏa mãn những yêu cầu sau đây, và cạnh tự do của mã sườn phải được gia cường.

(1) Mã phải được đưa lên đến chiều cao lớn hơn 2 lần chiều cao tiết diện đà ngang đáy ở đường tâm tàu, so với mặt trên của tôn giữa đáy.

(2) Chiều dài của cạnh mã đo từ mép tự do của sườn đến đỉnh mã dọc theo mép trên của đà ngang đáy phải không nhỏ hơn chiều cao tiết diện yêu cầu của đà ngang đáy ở đường tâm tàu.

(3) Chiều dày của mã phải không nhỏ hơn chiu dầy của đà ngang đáy yêu cầu ở 3.3.3.

3.4.5. L thoát nước

Lỗ thoát nước phải được đặt ở tt cả các đà ngang đáy ở mỗi bên của đường tâm tàu và ở cạnh dưới của cung hông nếu tàu có đáy bằng.

3.4.6. Lỗ khoét giảm trọng lượng

Đà ngang đáy có thể có lỗ khoét để giảm trọng lượng. Khi đó độ bn phải được bù lại thỏa đáng bằng cáchng chiều cao tiết diện đà ngang đáy hoặc bằng một biện pháp thích hợp khác.

3.4.7. Đà ngang tấm tạo thành một phần của vách

Đà ngang tấm tạo thành một phần của vách phải thỏa mãn các yêu cầu ở các Chương 1112.

3.5. Dầm dọc đáy

3.5.1. Khoảng cách

Khoảng cách chuẩn của dầm dọc đáy được tính theo công thức sau :

2L + 550

(mm)

3.5.2. Dầm dọc đáy

Mở đun chống uốn của tiết diện dầm dọc đáy phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau :

9Shl2

(cm3)

Trong đó:

l : Khoảng cách giữa các đà ngang đặc (m).

S : Khoảng cách giữa các dầm dọc đáy (m).

h : Khoảng cách thẳng đứng từ các dầm dọc đáy đến điểm d + 0,026L cao hơn mặt trên của tôn giữa đáy.

3.6. Gia cường đáy phía mũi tàu

Vic gia cường đáy phía mũi tàu phải phù hợp với những yêu cầu ở 4.9.

CHƯƠNG 4 ĐÁY ĐÔI

4.1. Qui định chung

4.1.1. Phạm vi áp dụng

1. V nguyên tắc tàu phải có đáy đôi từ vách chống va đến vách đuôi.

2. Với những tàu có tổng dung tích nh hơn 500, những tàu kng chạy tuyến quốc tế có chiều dài nhỏ hơn 90 mét hoặc nhng tàu mà vì những lý do riêng biệt của hình thức kết cấu, hình dạng thân tàu và mục đích sdụng.v.v..., nếu được Đăng kim thừa nhn thì đáy đôi có thể khuyết từng phần hoặc toàn bộ.

3. Nếu được Đăng kim chấp thun tđáy đôi có th khuyết ở những két có kích thước vừa phải và chuyên dùng để chứa chất lng.

4. Những yêu cầu Chương này có thể được thay đổi thích hợp nếu tàu có đáy đôi một phần hoặc nếu có các kết cấu đặc biệt như vách dọc hoặc mạn trong làm gim khoảng cách các đế tựa của đáy đôi.

5. Khi có sự chuyển tiếp từ h thống kết cu dọc sang hệ thống kết cấu ngang hoặc khi chiều cao đáy đôi thay đổi đột ngột, phải quan tâm đc biệt đến sự liên tục của độ bn bng cách đặt các sống phụ và đà ngang b sung.

6. Kết cấu đáy của khoang dùng đ chuyên chở hàng nặng phải được quan tâm đặc biệt.

4.1.2. Lỗ chui và lỗ giảm trọng lượng

1. Các cơ cấu không kín nước phải có lỗ chui và l giảm trọng lượng để đảm bảo sự tiếp cn và thông gió, trừ những vùng có cột đặt thưa và khi các lỗ khoét này không được Qui phạm này cho phép.

2. Số lượng l chui ở n đáy trên phải là tối thiểu đ để đảm bảo thông gió và để tiếp cận đến mọi ch trong đáy đôi. Phải thận trọng khi đặt những lỗ chui để tránh khả năng lưu thông giữa các khoang phân chia chính qua đáy đôi.

3. Nắp của lỗ chui qui định ở -2 phải được làm bng thép và nếu trong khoang hàng không có ván lát sàn thì np và các phụ lùng của np phải được bo vệ tốt chống hàng hóa gây hư hại.

4. L thoát khí và lỗ thoát nước phải được đặt ở mọi cơ cấu không kín nước ở kết cấu đáy đôi.

5. Vị trí và kích thước dự kiến của lỗ chui và lỗ khoét giảm trọng lượng phải được ghi trong bn vẽ để trình duyệt.

4.1.3. Tiêu nước

1. Phải có những trang bị hữu hiệu để tiêu nước trên mặt đáy trên.

2. Nếu đặt các hố tụ dùng cho mục đích nói trên thì các hố tụ , trừ hố tụ ở cuối hầm trục, phải cố gng để chiều sâu của nó phải không lớn hơn một nửa chiều cao đáy đôi và đáy h phải cách tôn bao đáy không nhỏ hơn 460 mi-li-mét.

4.1.4. Khoang cách ly

Trong đáy đôi giữa các két dùng đ chứa du và các két dùng để chứa nước ngọt như nước sinh hoạt, nước dùng cho nồi hơi.v.v..., phải đặt các ngăn cách ly kín dầu để tránh tác hại do ln dầu sang nước ngọt.

4.1.5. Sống đáy kín nước và đà ngang kín nước

Chiều dày của sống đáy kín nước và đà ngang kín nước và kích thước của các nẹp hàn với chúng phải thỏa mãn những yêu cầu có liên quan tới sống đáy và đà ngang như những yêu cầu ở 12.2.212.2.3.

4.1.6. Chiều dày ti thiểu

Chiu dày của các cơ cấu đáy đôi phải không nhỏ hơn 6 mi-li-mét.

4.2. Sống chính

4.2.1. B trí và kết cấu của sống chính

1. Sống chính phải được kéo càng dài về phía mũi và đuôi tàu càng tốt.

2. Tấm sống chính phải liên tục trong đoạn 0,5 L giữa tàu.

3. Nếu đáy đôi được dùng để chứa nhiên liệu, nước ngọt hoặc nước dn, t sống chính phải kín nước.

4. Những yêu cầu ở -3 có thể được thay đổi thích hợp trong những két hẹp đoạn mũi và đoạn đuôi tàu hoc những chỗ mà các kết cấu dọc kín nước khác được đặt ở khoảng 0,25 B tính từ đường tâm tàu, hoặc ở những chỗ được Đăng kiểm chấp nhn.

4.2.2. Lỗ chui

1. Lỗ chui có thể được đặt trên sống chính ở tất cả các khoảng sườn nm ngoài phạm vi 0,75L gia tàu.

2. Nếu chiều cao của lỗ không lớn hơn 1/3 chiều cao của sống chính, thì lỗ chui có thể được đt xen kẽ các khoảng sườn ở sống chính nằm trong phạm vi 0,75L giữa tàu.

4.2.3. Chiều cao tiết diện sống chính

Trừ trường hợp được Đăng kiểm chấp nhận đặc biệt, chiều cao tiết diện sống chính phải không nhỏ hơn B/16, nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 700 mi-li-mét.

4.2.4. Chiều dày của tm sống chính

Chiều dày của tấm sống chính phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau :

0,05L + 6

(mm)

4.2.5. Mã

1. Nếu đáy đôi được kết cấu theo hệ thống dọc thì ở khoảng giữa các đà ngang đặc phải đt các mã ngang cách nhau không xa quá 1,75 mét liên kết tấm sống chính với tôn đáy và với các dầm dọc đáy lân cận. Nếu khoảng cách các mã đó lớn hơn 1,25 mét thì tấm sống chính phải được gn nẹp bổ sung.

2. Chiều dày của mã nêu ở -1 phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây. Tuy nhiên, chiều dày này không cần phải lớn hơn chiều dày của đà ngang đặc ở vùng đó :

0,6 + 2,5

(mm)

3. Độ bền của nẹp nêu ở -1 phải không nhỏ hơn độ bền của thanh thép dẹt có chiều dày bng chiều dày của tấm sống chính và chiều cao tiết diện không nhỏ hơn 0,08d0(m), trong đó d0 là chiều cao tiết diện sống chính (m).

4.3. Sống phụ

4.3.1. B trí

1. đoạn 0,5L giữa tàu các sống phụ phải được đặt sao cho khoảng cách từ sống chính đến sng phụ trong cùng, khoảng cách giữa các sng phụ, khoảng cách từ sống phụ ngoài cùng đến tôn v mạn phải không lớn hơn 4,6 mét.

2. đoạn đáy gia cường mũi tàu qui định ở 4.9.2, các sng phụ và na sống phụ phải được đặt như yêu cầu ở 4.9.3.

3. Ở dưới bệ máy chính và bệ chn, đáy tàu phải được gia cường thích hợp bằng các sống phụ và nửa sống phụ bổ sung.

4.3.2. Chiu dày tấm sống phụ

Chiều dày của tấm sống phụ phi không nh hơn trị số tính theo công thức sau. Trong buồng máy chiu dày tấm sng phụ phải được tăng 1,5 mi-li-mét so với trị s này :

0,65 + 2,5 (mm)

4.3.3. Chiều dày của nửa sng phụ

Chiu dày của nửa sống phụ phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức cho ở 4.3.2.

4.3.4. Kích thước của nẹp đứng và thanh chống

1. Nếu đáy đôi kết cấu theo h thống dọc, thì nẹp đứng phải được đt ở các sống phụ tại mỗi đà ngang h, hoặc theo khoảng cách thích hợp. Thanh chống thẳng đứng phải được đt các nửa sống phụ tại mi đà ngang h.

2. Độ bn của nẹp đứng nêu ở -1 phải không nh hơn độ bền của thanh thép dẹt có chiu dày bng chiều dày tấm sống phụ, có chiều cao tiết diện không nhỏ hơn 0,08d0(m), trong đó d0 là chiu cao tiết diện của sống chính (m).

3. Diện tích tiết din thanh chống thng đứng yêu cầu ở -1 phải không nhỏ hơn trị số tương ứng yêu cầu ở 4.6.3. có những thay đổi phù hợp

4.3.5. L khoét giảm trọng lượng

Trong phạm vi 10% chiều dài kể từ mỗi đầu của khoang, đường kính của lỗ khoét giảm trọng lượng ở sng phụ phải không lớn hơn 1/3 chiều cao tiết diện của sống. Tuy nhiên, yêu cầu này có th được thay đổi ở các khoang ngắn và ở ngoài phạm vi 0,75L giữa tàu và nếu bản thành của sống được gia cường bồi thường thích đáng.

4.4. Đà ngang đặc

4.4.1. Vị trí của đà ngang đc

1. Đà ngang đạc phải được dài cách nhau không xa quá 3,5 mét.

2. Thêm vào yêu cầu ở -1, đà ngang đặc còn phải được đặt ở những vị trí sau đây :

(1) Ở mỗi mặt sườn trong buồng máy chính. Tuy nhiên, nếu đáy đôi được kết cấu theo hệ thống dọc thì ở ngoài vùng bệ máy, đà ngang đặc có thể được đt cách nhau 2 khoảng sườn.

(2) Dưới bệ ổ chăn và bệ nồi hơi.

(3) Dưới các vách ngang

(4) Trong vùng qui định ở 4.9.3 từ vách mũi đến mút sau của đoạn đáy gia cường mũi tàu qui định ở 4.9.2.

3. Đà ngang kín nước phải được đặt sao cho sự phân khoang của đáy đôi tương ứng và phù hợp với sự phân khoang của tàu.

4.4.2. Chiều dày của đà ngang đặc

Chiều dày của đà ngang đặc phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau đây và trong buồng máy chiều dày này phải được tăng lên 1,5 mi-li-mét.

Đáy tàu kết cấu theo hệ thng ngang :

0,6 + 2,5

(mm)

Đáy tàu kết cấu theo hệ thống dọc :

0,7 +2,5

(mm)

4.4.3. Nẹp đng

1. Nẹp đứng phải đưc đặt các đà ngang đc theo những khoảng cách thích hợp nếu đáy đôi được kết cấu theo hệ thống ngang, và phải được đặt tại mỗi vị trí dầm dọc đáy nếu đáy đôi được kết cấu theo hệ thống dọc.

2. Độ bền của nẹp đứng qui định ở -1 phải không nhỏ hơn độ bền của thanh thép dẹt có chiều dày bng chiều dày đà ngang tấm, có chiều cao tiết diện không nhỏ hơn 0,08 d0, trong đó d0 là chiều cao tiết diện sống chính đáy.

4.4.4. Lỗ khoét giảm trọng lượng

Trong phạm vi 0,1B kể từ tôn mạn, đường kính lỗ khoét giảm trọng lượng của các đà ngang đặc ở giữa chiều dài của khoang phải không lớn hơn 1/5 chiều cao tiết diện của đà ngang. Tuy nhiên, những yêu cầu này có thể được thay đổi thích hợp ở các đoạn mũi tàu và đuôi tàu ở những khoang được coi là ngn và nếu đà ngang đặc được gia cường bồi thường thỏa đáng.

4.5. Đà ngang hở

4.5.1. Bố trí

Nếu đáy đôi kết cấu theo hệ thống ngang thì ở khoảng giữa hai đà ngang đặc tại mỗi mt sườn phải đt đà ngang h theo yêu cầu ở 4.5.

4.5.2. Kích thước của dầm ngang đáy dưới và dm ngang đáy trên

1. Mô đun chống uốn của tiết din dầm ngang đáy dưới phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

CShl2

(cm3)

Trong đó :

l: Khoảng cách gia các mã liên kết với sống chính và các mã liên kết với sống hông (m). Nếu đáy có sống phụ thì I là khoảng cách lớn nhất trong các khoảng cách từ nẹp đứng gia cường sống phụ đến mã (xem Hình 2-B/4.1).

Hình 2-B/4.1 Đà ngang h

S : Khoảng cách các dầm ngang đáy dưới (m).

h = d + 0,026 L

C: H số được cho như sau :

6,0 : Đối với đà ngang h không có thanh chống thng đứng qui định ở 4.5.3.

4,4 : Đối với đà ngang h nằm dưới két sâu có thanh chống thẳng đứng qui định ở 4.5.3.

2,9 : Ở những chỗ khác.

2. đun chống uốn của tiết diện dầm ngang đáy trên phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức cho ở -1 với C bằng 0,85 lần trị số qui định đi với dầm ngang đáy dưới ở cùng vị trí. Nếu không có thanh chng thẳng đứng ở đà ngang hở dưới két sâu thì C phải bng trị số qui định ở 12.2.3.

4.5.3. Thanh chống thẳng đứng

1. Thanh chống thẳng đứng phải là thép cán, không được làm bằng thép dẹt hoặc thép mỏ và phải được hàn đè chc chn vào bản thành của dm ngang đáy trên và dầm ngang đáy dưới.

2. Diện tích tiết diện thanh chng thẳng cũng phải không nhỏ hơn trị số xác định ở 4.6.3 với những thay đổi cn thiết.

4.5.4.

1. Dầm ngang đáy trên và dầm ngang đáy dưới phải được liên kết với sống chính và sống hông bằng mã có chiều dày không nhỏ hơn chiều dày tính theo công thức cho ở 4.2.5-2.

2. Chiều rộng của mã qui định ở -1 phải không nhỏ hơn 0,05B. Mã phải được hàn đè lên dầm ngang đáy trên và dầm ngang đáy dưới. Cạnh tự do của mã phải được gia cường thích đáng.

4.6. Dầm dọc

4.6.1. Khoảng cách

Khoảng cách chuẩn của các dầm dọc được tính theo công thức sau đây :

2L + 550

(mm)

4.6.2. Kích thước

1. Mô đun chống uốn của tiết diện dầm dọc đáy dưới phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

CShl2

(cm3)

Trong đó :

l : Khoảng cách giữa các đà ngang đặc (m).

S: Khoảng cách giữa các dầm dọc (m).

h : Khoảng cách thẳng đứng từ dầm dọc đáy đến đim ở d + 0,026L cao hơn mặt tôn giữa đáy (m).

C: Được lấy như sau :

8,6 : Đối với dầm dọc đáy không có thanh chống như qui định 4.6.3.

6,2 : Đối với dầm dọc đáy có thanh chống nằm dưới két sâu như qui định ở 4.6.3.

4,1 : Ở những chỗ khác.

2. Mô đun chống uốn của tiết diện dầm dọc đáy trên phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức ở -1, với C bằng 0,85 lần trị số qui định đi với dầm dọc đáy dưới ở cùng vị trí. Nếu thanh chống thẳng đứng không được đặt ở dầm đọc đáy dưới két sâu, mô đun chống uốn của tiết diện dầm dọc đáy trên phải được lấy như qui định ở 12.2.3.

4.6.3. Thanh chống thng đứng

1. Thanh chng thẳng đứng phải là thép cán không được là thép dẹt hoc thép m và phải được hàn đè chc chắn vào bản thành của dầm dọc đáy dưới và dầm dọc đáy trên.

2. Diện tích tiết diện thanh chống thẳng đứng nói trên phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

-2,2Sbh

(cm2)

Trong đó :

S : Khoảng cách giữa các dầm dọc (m).

b : Chiều rộng của vùng mà thanh chng phải đỡ (m). (xem Hình 2-B/4.1)

h: Như qui định ở 4.6.2-1.

4.7. Tôn đáy trên và sống hông

4.7.1. Chiu dày của tôn đáy trên

1. Chiều dày của tôn đáy trên phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau đây, và phải được tăng 2 mi-li-mét ở trong buồng máy và dưới miệng khoang không có ván lát :

3,8S + 2,5

(mm)

Trong đó:

S : Khoảng cách giữa các dầm dọc đáy trên nếu đáy trên kết cấu theo hệ thống dọc hoặc khoảng cách giữa các đà ngang nếu đáy trên kết cấu theo h thống ngang (m).

4.7.2. Tàu chở hàng thường xuyên được bốc xếp bng phương tiện cơ giới tương tự gầu ngoạm

những tàu mà hàng hóa thường xuyên được bc xếp bng gầu ngoạm hoặc bằng một phương tiện cơ giới tương tự, chiều dày của tôn đáy trên phải được tăng 2,5 mi-li-mét so với trị số qui định ở -1 hoặc ở 4.7.1, trừ khi có ván lát sàn.

4.7.3. Giao tuyến của sống hông với tôn bao

Giao tuyến của sống hông với tôn bao nên ở độ cao đủ để đáy đôi bảo vệ đưc đáy cho đến cung hông của tôn bao. đoạn 0,2L tính từ sóng mũi, sống hông nên cố gắng nm ngang ra đến mạn tàu.

4.7.4. Chiều dày của sống hông

Chiu dày của sống hông phải được tăng 1,5 mi-li-mét so với trị số tính theo công thức ở 4.7.1.

4.7.5. Chiều rộng của sống hông

Sống hông phải có đủ chiều rộng và phải sâu vào phần phía trong tàu tính từ đường chân của mã hông.

4.7.6. Mã

1. Nếu đáy kết cấu theo hệ thống dọc thì mã ngang phải được đặt ở mi mặt sườn, đi từ sống hông đến dầm dọc đáy dưới và dầm dọc đáy trên k cận.

2. Chiều dày của mã qui định ở -1 phải không nh hơn trị số tính theo công thức ở 4.2.5-2.

4.8. Mã hông

4.8.1. Mã hông

1. Chiều dày của mã liên kết sườn khoang với sống hông phải được tăng 1,5 mi-li-mét so với trị số tính theo công thức ở 4.2.5-2.

2. Cạnh tự do của mã phải được gia cường.

3. Nếu do hình dạng của tàu mà mã hông quá dài thì phải đặt thanh thép góc dọc trên cạnh các mà hoặc phi dùng biện pháp thích hợp khác.

4.9. Gia cường đáy phía mũi tàu

4.9.1. Phạm vi áp dụng

1. Ở những tàu có chiều chìm mũi tối thiểu trong điều kiện dằn không lớn hơn 0,037L kết cấu của tàu phải thỏa mãn các yêu cầu ở 4.9.

2. Ở những tàu có chiều chìm mũi trong điều kiện dằn quá nh và có vận tốc quá lớn so với chiều dài tàu, phải đặc biệt quan tâm đến kết cấu của đoạn đáy gia cường phía mũi tàu.

4.9.2. Gia cường đáy phía mũi tàu

1. Phần đáy phng ở mũi tàu từ vị trí qui định ở Bng 2-B/4.1 được gọi là đoạn đáy gia cường pa mũi tàu.

2. Mặc dù những qui định ở -1, trong trường hợp tàu có Cb quá nhỏ, tàu có chiều chìm trong điều kiện dn quá nhỏ,v.v..., phạm vi của đoạn đáy gia cường phía mũi tàu phải được kéo dài thêm theo yêu cầu của Đăng kiểm.

4.9.3. Kết cấu

1. Từ vách chống va đến 0,05L sau mút cuối của đoạn đáy gia cường phía mũi tàu các sống phụ hoặc nửa sống phụ phải được đặt phù hợp với Bảng 2-B/4.2. Nếu đoạn từ vách chống va đến 0,025L sau mút cuối của đoạn đáy gia cường phía mũi tàu được kết cấu theo h thống ngang, thì phải đặt các na sống phụ hoặc những nẹp dọc đáy phù hợp với Bảng 2-B/4.2.

Bảng 2-B/4.1 Mút cuối của đoạn đáy gia cường phía mũi tàu

1,1

> 1,1

1,25

> 1,25

1,4

> 1,4

1,5

> 1,5

1,6

> 1,6

1,7

> 1,7

Khoảng cách tính từ mút trước của L

0,15L

0,175L

0,2L

0,225L

0,25L

0,275L

0,3L

2. Trong đoạn từ vách mũi đến mút cuối của đoạn đáy gia cường phía mũi tàu, đà ngang đặc phải đưc đặt phù hợp vi Bng 2-B/4.2.

Bng 2-B/4.2 Kết cấu của đoạn đáy gia cường phía mũi tàu

Sống phụ đáy

Nửa sóng phụ và nẹp gia cường tôn bao

Đà ngang đặc

H thống kết cu ngang

H thống kết cấu ngang

Phải được đặt cách nhau không xa quá 2,5 t

Phải được đặt giữa các sóng phụ

Phải được đt ở mi mt sườn

Hệ thống kết cấu dọc

Phải được đt cách nhau không xa quá 2,5 mét

H thống kết cấu dọc

Hệ thống kết cấu ngang

Phải được đặt cách nhau không xa quá 2,5 mét

Phải được đặt ở mỗi sườn thứ hai

H thống kết cấu dọc

Phải được đt cách nhau không xa quá 2,5 mét

3. Đà ngang đặc phải được gia cường bng những nẹp đứng đặt trong mặt phng của na sống phụ hoặc của nẹp dọc đáy, trừ khi các nẹp dọc đáy được đặt khá gần nhau và đà ngang đặc đã được gia cường đầy đ thì nẹp đứng gia cường đà ngang đc có thể được đt trong mt phng của mi chiếc nẹp thứ hai của tôn bao đáy.

4. những tàu có chiều chìm mũi tối thiểu không nhỏ hơn 0,025 L nhưng không lớn hơn 0,037L mà kết cấu và bố trí của đoạn đáy gia cường phía mũi tàu là không thể thỏa mãn được các yêu cầu ở -1-2 thì đà ngang đặc và sống phụ phải được gia cường thích đáng.

4.9.4. Kích thước của nẹp dọc tôn bao hoặc dầm dọc đáy

1. Ở những tàu trong điều kin dằn có chiu chìm mũi không lớn hơn 0,025 L mô đun chống uốn của nẹp dọc tôn bao hoặc dầm dọc đáy ở đoạn đáy gia cường mũi tàu phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

0,53Pll2

(cm3)

Trong đó :

l : Khoảng cách các đà ngang đặc (m)

l = 0,774 l: Tuy nhiên, nếu khoảng cách các nẹp dọc tôn bao hoặc dầm dọc đáy không lớn hơn 0,774l thì l được ly bằng khoảng cách đó (m).

P : Áp suất do va đập của sóng ( kPa ) tính theo công thức sau đây :

( kPa )

Trong đó :

C1: Hệ số cho ở Bảng 2-B/4.3, với trị s trung gian ca  thì C1 được tính theo phép nội suy tuyến tính.

Bảng 2-B/4.3 Trị số của C1

1,0

1,1

1,2

1,3

1,4

³ 1,5

C1

0,12

0,18

0,23

0,26

0,28

0,29

C2: Hệ số tính theo công thức sau đây :

C2 = 0,4

nếu  ≤ 1,0

C2 = 0,667  - 0,267

nếu 1,0 <> <>1,3

C2 = 1,5  - 1,35

nếu ³ 1,3.

b : Độ dốc của đáy tàu được tính theo công thức sau đây, nhưng  không cần phải lấy lớn hơn 11,43: (xem Hình 2-B/4.2).

b : Khoảng cách nằm ngang từ đường tâm tàu đến giao điểm của tôn bao với đường nằm ngang ở độ cao 0,0025L phía trên của tôn giữa đáy, đo ở mt sườn 0,2L tính từ sống mũi (m). (xem Hình 2-B/4.2).

Tiết diện thân tàu lại vị trí 0,2L tính từ sống mũi

Hình 2-B/4.2 Cách đo b

2. Ở những tàu trong điều kiện dằn có chiều chìm mũi lớn hơn 0,025 L nhưng nhỏ hơn 0,037L, mô đun chống uốn của nẹp dọc tôn bao hoặc dầm dọc đáy ở đoạn đáy gia cường vùng mũi tàu phải được tính theo phép nội suy tuyến tính các tr số tính theo yêu cầu ở -14.6.

CHƯƠNG 5 SƯỜN

5.1. Qui định chung

5.1.1. Phạm vi áp dụng

Những yêu cầu của Chương này được áp dụng cho các tàu có đủ độ bền ngang và độ cứng ngang tạo bi các vách. Nếu độ bn ngang và độ cứng ngang tạo bi những vách kém hiệu quả hoc chiều dài khoang lớn hơn 25 mét ch phải có những biện pháp gia cường bổ sung bằng cách tăng kích thước của sườn, đặt thêm các sườn khe, v.v...

5.1.2. Sườn trong vùng két sâu

Độ bền của sườn trong vùng két sầu phải không nhỏ hơn yêu cầu đối với nẹp vách két sâu.

5.1.3. Độ kín của nóc két

Sườn không được xuyên qua nóc két nước hoặc nóc két dầu trừ khi có bin pháp kín nước hoặc kín dầu hữu hiệu được trình duyệt.

5.1.4. Sườn trong vùng nồi hơi và sườn trong vùng u đ trục

1. Trong buồng nồi hơi kích thước của sườn và sống dọc mạn phải được tăng thích đáng.

2. Kết cấu và kích thước của sườn trong vùng u đỡ trục phải được Đăng kiểm xét duyệt.

5.2. Khoảng cách sườn

5.2.1. Khoảng cách sườn hệ thống ngang

1. Khoảng cách chuẩn của các sườn hệ thống ngang được tính theo công thức sau đây :

450 + 2L

(mm)

2. Ở khoang mũi hoặc khoang đuôi kiểu tuần dương cũng như ở đoạn từ vách chống va đến 0,2L tính từ mũi tàu, khoảng cách sườn ngang phải không lớn hơn 610 mi-li-mét hoặc khoảng cách chun qui định ở -1, lấy trị số nào nhỏ hơn.

3. Các yêu cầu ở -2 có thể được thay đổi nếu vị trí hoặc kích thước của sườn được xem xét thích đáng.

5.2.2. Khoảng cách dầm của hệ thống dọc

Khoảng cách chuẩn của các dầm h thống dọc được tính theo công thức sau đây :

550 + 2L

(mm)

5.2.3. Trường hợp khoảng cách sườn lớn hơn khoảng cách chuẩn

Nếu khoảng cách sườn sai khác 170 mi-li-mét tr lên so với khoảng cách chuẩn qui định 5.2.15.2.2 thì kích thước và kết cấu của đáy đơn, đáy đôi và của các kết cấu liên quan khác phải được xem xét đặc biệt.

5.3. Hệ thống kết cấu ngang

5.3.1. Phạm vi áp dụng

1. Sườn hệ thống ngang khoang là sườn dưới boong thấp nhất, trong vùng từ vách chống va đến vách đuôi kể c trong buồng máy.

2. Đối với nhng tàu có két hông, két đỉnh mạn hoặc những tàu có kết cấu đặc biệt như có mạn kép, sườn hệ thống ngang khoang phi được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

5.3.2. Kích thước của sườn hệ thống ngang khoang

1. Mô đun chống uốn của tiết diện sườn hệ thống ngang khoang phải không nh hơn trị số tính theo công thức sau đây, nhưng trong mọi trường hợp phi không nhỏ hơn 30 cm3.

C S h l2

(cm3)

Trong đó:

S : Khoảng cách sườn (m).

l : Khoảng cách thẳng đứng từ mặt đáy trên hoặc từ mép trên của đà ngang của đáy đơn ở mạn đến mặt trên của xà boong ở đỉnh sườn (m).

h: Khoảng cách thng đứng từ mút dưới của l tại vị trí cần đo đến đim ở (d + 0,044L - 0,54) cao hơn mặt tôn giữa đáy (m).

C : Hệ số được lấy như sau :

2,6 Đối với các sườn nằm trong phạm vi từ 0,15L kể từ mũi tàu đến vách đuôi.

3,4 Đối với các sườn nằm trong phạm vi từ 0,15L kể từ mũi tàu đến vách chống va.

2. Với những sườn nằm dưới xà ngang khỏe đ xà dọc boong, mô đun chống uốn của tiết diện phải được tính theo mục -1 nhưng phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

(cm3)

Trong đó:

n : T số khoảng cách xà ngang khỏe chia cho khoảng sườn.

h1: Tải trọng boong qui định ở 15.1 cho chiếc xà boong ở đnh sườn (kN/m2).

l1: Tổng chiều dài của xà ngang khỏe (m).

S, lh : Như qui định ở -1.

3. Nếu chiều cao tiết diện sống chính của đáy đôi nhỏ hơn B/16 thì kích thước của sườn phải được tăng thích đáng.

5.3.3. Liên kết của sườn hệ thống ngang khoang

1. Sườn hệ thống ngang khoang phải đè lên mã hông một đoạn ít nhất bng 1,5 chiều cao tiết diện sườn và phải được liên kết chắc chắn với mã hông.

2. Đnh của sườn hệ thống ngang khoang phải được liên kết chắc chắn với boong và xà ngang boong bằng mã. Nếu boong ở đỉnh sườn được kết cấu theo hệ thống dọc thì mã đỉnh sườn phải đi ra đến xà dọc boong kề cận với sườn và được liên kết với xà dọc đó.

5.4. Hệ thống kết cấu dọc

5.4.1. Dầm hệ thống dọc mạn

1. Mô đun chống uốn của tiết diện dầm hệ thống dọc mạn ở đoạn giữa tàu dưới boong mạn khô phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau đây, lấy trị số nào lớn hơn, nhưng trong mọi trường hợp phải không nhỏ hơn 30 cm3 :

8,65Shl2

(cm3)

(cm3)

Trong đó:

S : Khoảng cách giữa các dầm dọc (m).

l : Khoảng cách giữa các sườn khỏe, hoặc từ vách ngang đến sườn khỏe, kể cả chiều dài của liên kết (m).

h : Khoảng cách thẳng đứng từ dầm dọc mạn đang xét đến điểm ở (d + 0,044 L - 0,54) cao hơn mặt tôn giữa đáy (m).

2. Ra ngoài đoạn giữa tàu, mô đun chống uốn của tiết diện dầm hệ thống dọc mạn có thể đưc giảm dần v phía mũi và đuôi tàu, ở mũi và đuôi tàu có thể còn bng 0,85 trị số tính theo -1. Tuy nhiên, ở đoạn từ vách chống va đến 0,15L kể từ mũi tàu mô đun chống uốn tiết diện của dầm hệ thống dọc mạn phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức cho ở -1.

3. Chiều cao tiết diện của thanh thép dẹt dùng làm dầm dọc mạn phải không lớn hơn 15 lần chiều dày của nó.

4. đoạn giữa tàu dầm hệ thống dọc mạn đặt ở dải tôn mép mạn phải cố gắng để có độ mảnh không lớn hơn 60.

5. Mô đun chống uốn của tiết diện dầm dọc hông không cần lớn hơn mô đun chống uốn của tiết diện dầm dọc đáy.

5.4.2. Sườn khe

1. Sườn khe đỡ dầm hệ thống dọc mạn phải được đặt cách nhau không xa quá 4,8 mét, tại những tiết diện có đà ngang đặc.

2. Kích thước của sườn khe phải không nhỏ hơn các trị số tính theo các công thức sau đây :

Chiều cao tiết din :

0,1l (m) hoặc 2,5 chiều cao của lỗ khoét để dầm dọc xuyên qua, lấy trị số nào lớn hơn.

Mô đun chống un của tiết diện:

CtShl2

(cm3)

Chiều dày bản thành :

(mm)

Trong đó:

S: Khoảng cách giữa các sườn khỏe (m).

I: Khoảng cách thẳng đứng từ mặt tôn đáy trên hoặc từ mặt trên của đà ngang đáy đơn đo ở mạn đến đnh sườn khe. Tuy nhiên, nếu có các sống ngang boong hữu hiệu thì l có thể được đo đến mt dưới của sống ngang boong (m).

d1: Chiều cao tiết diện sườn khỏe (m). Tuy nhiên, chiều cao của lỗ khoét để dầm dọc mạn xuyên qua, phải được trừ đi khi chiều cao tiết diện bản thành.

h : Khoảng cách thẳng đứng từ trung điểm của l đến điểm ở (d + 0,044 L - 0,54) cao hơn mặt tôn giữa đáy (m), trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 1,43l (m).

C1C2 : Các hệ số được cho ở Bảng 2-B/5.1.

Bảng 2-B/5.1 Các hệ số C1C2

 

Sườn khe phía sau của 0,15L tính từ mũi tàu

Sườn khỏe ở từ vách chng va đến 0,15L tính từ mũi tàu

C1

4,7

6,0

C2

45

58

3. Sườn khỏe phải được gắn những mã chống vặn đặt cách nhau khoảng 3 mét và những nẹp gia cường đặt theo mỗi dm dọc mạn, trừ phần giữa nhịp của sườn khỏe nẹp gia cường có thể được đặt theo mi dầm dọc mạn thứ hai.

5.5. Sườn nội boong

5.5.1. Qui định chung

1. Kích thước của sườn nội boong phải được xác định theo quan hệ với đ bn của sườn khoang, vị trí và độ cứng của vách ngang,v.v...

2. Khi thiết kế sườn nội boong phải xét đến sự đảm bảo mức độ liên tục cho phép của sườn từ đáy tàu đến boong trên cùng bằng các mối nối với sườn khoang.

3. Nhng qui định ở 5.5 là dựa trên sơ đồ kết cấu chuẩn nhằm đảm bảo độ cứng ngang bằng những vách nội boong đủ bền đặt ở phía trên vách khoang hoc bằng những sườn khỏe đi lên đến nóc thượng tầng và đặt theo những khoảng cách thích hợp.

5.5.2. Kích thước của sườn nội boong

1. Mô đun chống uốn của tiết diện sườn nội boong ở dưới boong mạn khô phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

CS /L

(cm3)

Trong đó:

S: Khoảng cách các ờn (m).

l : Chiều cao nội boong (m), nhưng phải được lấy tương ứng bng 1,8 mét nếu chiều cao nội boong nhỏ hơn 1,8 mét đối với sưn thượng tng và bằng 2,15 t nếu chiu cao nội boong nhỏ hơn 2,15 mét ở những ch khác.

C : Hệ số cho ở Bảng 2-B/5.2.

Bảng 2-B/5.2    Hệ s C

Loại sườn nội boong

C

Sườn thượng tầng (trừ hai trường hợp dưới đây )

0,44

Sườn thượng tng ở vùng 0,125L tính từ đuôi tàu

0,57

Sườn thượng tầng ở vùng 0,125 L tính từ mũi tàu và sườn quay đuôi tàu

0,74

Sườn nội boong nm giữa boong mạn khô và boong thứ hai

0,74

Sườn nội boong nm giữa boong thứ hai và boong thứ ba

0,89

Sườn ni boong nm giữa boong thứ ba và boong thứ tư

0,97

2. Kích thước của sườn nội boong ở dưới boong mạn khô ở đoạn 0,125 L tính từ mũi tàu và ở đoạn 0,125 L tính từ đuôi tàu phải được tăng thích đáng so với kích thước qui định ở -1.

3. Nếu boong được đỡ bi những xà ngang khe và xà dọc thì mô đun chống uốn của tiết diện sườn khỏe nội boong đỡ xà ngang boong phải không nhỏ hơn trị số tính theo -1-2 nhân với hệ số tính theo công thức sau đây. Trong trường hợp này mô đun chống uốn của tiết diện sườn khỏe nội boong phải không nhỏ hơn 0,85 trị số tính theo -1-2, và mút trên của sườn phải được gắn mã.

1 + 0,2n

Trong đó :

n : Số lượng sườn nội boong nằm giữa hai sườn khỏe nội boong.

5.5.3. Chú ý đặc biệt đối với sườn nội boong

1. Độ bền và độ cứng của kết cấu ở mũi tàu và đuôi tàu phải được tăng tỷ lệ với sự tăng của chiều dài thực không có gối đỡ của sườn và chiu cao thng đứng của nội boong.

2. những tàu có mạn khô quá lớn kích thước của sườn nội boong có thể được giảm thích hợp.

5.5.4. Sườn thượng tầng

1. Sườn thượng tầng phải được đặt theo mỗi sườn ở phía dưới.

2. Ngoài những yêu cầu ở 5.5.2, ở đoạn dài 4 khoảng sườn tại hai đầu của thượng tầng giữa và của thượng tầng bit lập trong đoạn 0,5L giữa tàu, sườn thượng tầng phi có mô đun chống uốn tiết diện tính theo 5.5.2 với hệ số C = 0,74.

3. Nhng sườn khe hoặc đoạn vách phải được đt phía trên các vách theo yêu cầu ở Chương 11 hoặc ở các vị trí khác cn thiết để tạo độ cứng ngang của thượng tầng.

5.6. Sườn dưới boong mạn khô ở phía trước của vách chống va

5.6.1. Sườn ngang dưới boong mạn khô

Mô đun chống uốn của tiết diện sườn ngang dưới boong mạn khô ở phía trước của vách chống va phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây, nhưng trong mọi trường hợp phải không nhỏ hơn 30 cm3.

8Shl2

(cm3)

Trong đó:

S : Khoảng cách sườn (m).

l : Khoảng cách hai gối tựa của sườn ngang (m), nhưng phải lấy bằng 2 mét nếu khoảng cách này nhỏ hơn 2 mét.

h : Khoảng cách thẳng đứng từ trung điểm của l đến điểm ở 0,12L cao hơn mặt tôn giữa đáy (m).

5.6.2. Dầm dọc trong khoang mũi

Mô đun chống uốn của tiết diện dầm dọc ở dưới boong mạn khô phía trước vách chống va phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây. Tuy nhiên, trong vùng từ 0,05 D đến 0,15D tính từ mặt tôn giữa đáy, mô đun chống uốn của tiết diện tính theo công thức này phải được tăng 25% và trong vùng dưới 0,05 D tính từ mặt tôn giữa đáy, mô đun chống uốn này phải được tăng 50%.

8Shl2

(cm3)

Trong đó:

Sl: Như qui định ở 5.4.1.

h : Khoảng cách thẳng đứng từ sườn dọc đến điểm ở 0,12L cao hơn mt tôn giữa đáy (m), tuy nhiên trong mọi trường hợp h phải không nhỏ hơn 0,06L (m).

5.6.3. Sườn ngang ở khoang đuôi

Mô đun chống uốn của tiết diện sườn ngang dưới boong mạn khô ở phía sau vách đuôi phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây, nhưng trong mọi trường hợp phải không nh hơn 30 cm3.

8Shl2

(cm3)

Trong đó :

l : Như qui đnh 5.3.2 nhưng phải lấy bng 2 mét nếu chiều cao nội boong nhỏ hơn 2 mét.

h : Khoảng cách thng đng từ trung đim của l đến điểm ở (d + 0,044L - 0,54) (m) cao hơn mặt tôn giữa đáy.

S : Khoảng cách sườn (m).

CHƯƠNG 6 XÀ NGANG CÔNG XON

6.1. Xà ngang công xon

6.1.1. Kết cu và kích thước

1. Xà ngang công xon phải thỏa mãn những yêu cầu từ (1) đến (6) sau đây (Xem Hình 2-B/6.1):

(1) Chiều cao tiết diện gốc của xà ngang công xon đo tại đỉnh trong của mã đầu sườn phải không nhỏ hơn 1/5 khoảng cách nằm ngang từ mút trong của xà ngang công xon đến đnh trong của mã đầu sườn.

(2) Chiều cao tiết diện của xà ngang công xon có thể được giảm dần từ gốc vào đến mút trong của xà. Tại mút trong của xà chiều cao tiết diện có thể bằng 1/2 chiều cao tiết diện tại gốc.

(3) Mô đun chống uốn của tiết diện xà ngang công xon lại đỉnh trong củađầu sườn phải không nh hơn trị số tính theo công thức sau : (xem Hình 2-B/6.2).

(cm3)

Trong đó:

S: Khoảng cách các xà ngang công xon (m).

l0: Khoảng cách nm ngang từ mút trong của xà ngang công xon đến đnh trong của mã đầu sườn (m).

b1 : Khoảng cách nm ngang từ mút trong của xà ngang công xon đến đnh trong mã đầu sườn của xà ngang boong hoặc sống ngang boong (m). Tuy nhiên, nếu boong được kết cấu theo hệ thống dọc và giữa các xà ngang công xon không đt sống ngang boong thì b1 phải được ly bằng l0.

b2: Nửa chiu rộng của miệng khoang ở boong được đỡ bởi xà ngang công xon (m).

h1: Tải trọng boong qui định ở 15.1 cho sống ngang boong được đỡ bởi xà ngang công xon (kN/m2).

h2: Tải trọng tác dụng lên nắp miệng khoang ở boong được đỡ bởi xà ngang công xon, phải không nhỏ hơn trị s tính theo qui định ở từ (a) đến (c) sau đây, tùy theo loại boong (kN/m2):

(a) Đi với boong thời tiết, h2 là tải trọng boong qui định ở 15.1.1-2 cho sống ngang boong hoặc là trọng lượng thiết kế tối đa của hàng hóa trên một đơn vị diện tích miệng khoang (kN/m2), lấy trị số nào lớn hơn. Ở 15.1.1-2 (1), trị số của ythể được lấy bng khoảng cách thng đứng từ đường tải trọng thiết kế lớn nhất đến mép trên của thành miệng khoang. Trong mọi trường hợp h2 phải kng nhỏ hơn 17,5 (kN/m2), đối với miệng khoang ở vị trí I và không nhỏ hơn 12,8 (kN/m2), đối với ming khoang ở vị trí II, qui định tương ng ở Chương 17.

 : Xà ngang công xon

‚ : Sườn khỏe đỡ xà ngang công xon

ƒ : Mã đầu sườn

A : Đnh trong của mã đầu sườn

B : Mút trong của xà ngang công xon

Hình 2-B/6.1 Xà ngang công xon và mã đầu sườn

 

Chiu cao tải trọng hàng hóa H2 tả trên hình vẽ phải được xét đến khi nó h2 của boong dưới

Hình 2-B/6.2 Đo l0, b1, b2, v.v …

(b) Đối với các boong không phải là boong thời tiết dùng để chứa hàng và dự trữ, h2 là tải trọng boong qui định ở 15.1.1-1.

(c) Đối với các boong chưa được nêu ra ở (a) hoặc (b) trên đây, h2 lấy bằng h1.

(4) Mô đun chống uốn của tiết diện xà ngang công xon có thể được giảm dần từ đnh trong của mã đầu sườn vào đến mút trong của xà ngang công xon. Tại mút trong của xà ngang công xon mô đun chống uốn của tiết diện xà có thể bng 0,60 mô đun chống uốn của tiết diện xà tại đỉnh trong của mã đầu sườn.

(5) Chiu dày bản thành của xà ngang công xon phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau đây, lấy trị số nào lớn hơn :

(mm)

t2 = 7,5 dc + 0,46t1 + 1,5

(mm)

Trong đó :

S, b1, b2, h1h2: Như qui định ở (3). Tuy nhiên, nếu boong được kết cấu theo hệ thống dọc và giữa các xà ngang công xon không đặt sống ngang boong thì khoảng cách nm ngang (m) từ mút trong của xà ngang công xon đến tiết diện đang xét được lấy thay cho b2/2 ở công thức tính t1.

dc: Chiều cao tiết diện của xà ngang công xon tại tiết diện đang xét (m). Tuy nhiên, trong tính toán t1, chiều cao của lỗ khoét để xà dọc boong chui qua, nếu có, phải được trừ khỏi chiều cao tiết diện của xà ngang công xon. Nếu bản thành của xà ngang công xon được gn nẹp nm thì trong tính toán t2, dc được lấy bằng chiều cao bị phân chia.

(6) Xà ngang công xon phải được gắn các mã chống vn cách nhau khoảng 3 mét. Bản thành của xà ngang công xon phải được gắn nẹp đứng tại mi xà dọc boong ở gốc của xà và tại mỗi xà dọc boong thứ hai ở những chỗ khác.

6.2. Sườn khỏe

6.2.1. Kết cu và kích thước

Sườn khỏe đỡ xà ngang công xon phải thỏa mãn những yêu cầu ở từ (1) đến (7) sau đây:

(1) Chiều cao tiết diện của sườn khỏe phải không nhỏ hơn 1/8 chiều dài của sườn kể cả các liên kết mút.

(2) Mô đun chống uốn của tiết diện sườn khỏe phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây. Tuy nhiên, nếu sườn khỏe ni boong liên kết với xà ngang công xon đỡ boong phía trên được đặt trên đnh sườn ca sườn khỏe, thì trị số tính theo công thức này có thể được giảm xuống còn 60%.

(cm3)

Trong đó:

S : Khoảng cách giữa các sườn khỏe (m).

l1: Khoảng cách nằm ngang từ mút trong của xà ngang công xon được đỡ đến cạnh trong của sườn khỏe (m).

b1, b2, h1h2: Như qui định ở 6.1.1 (3) đối vi xà ngang công xon được đỡ. Tuy nhiên, nếu boong được kết cấu theo hệ thống dọc và giữa các xà ngang công xon không đặt sống ngang boong thì l1 phải được thay thế cho b1.

(3) Mô đun chống uốn của tiết diện sườn khỏe nội boong phải theo các yêu cầu ở (2), đồng thời phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

(cm3)

Trong đó:

S, l1, b1, b2, h1h2: Như qui định (2).

C1 :H số tính theo công thức sau :

b1’, b2 h1h2 : Tương ứng là b1, b2, h1h2 qui định ở (2) đối với xà ngang công xon nằm dưới sườn khỏe đang xét.

(4) Chiều dày bản thành phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau đây, lấy trị số nào lớn hơn :

(mm)

t2 = 7,5dw + 0,46t1 + 1,5  (mm)

Trong đó:

S, b1, b2, h1, h2l1: Như qui định ở (2).

dw: Chiều cao tiết diện nhỏ nhất của sườn khỏe (m). Tuy nhiên, trong tính toán t1, chiều cao lỗ khoét để dm dọc mạn chui qua, nếu có, phải được trừ khi chiu cao tiết diện bản thành. Nếu chiều cao tiết diện bản thành của sườn khỏe bị phân chia bởi các nẹp theo phương đứng, thì trong tính toán 2, dw được lấy bằng chiều cao bị phân chia.

l : Chiều dài kể cả liên kết ở hai mút của sườn khe (m).

C2: Được cho như sau, trong đó C1 được cho (3).

Đối với sườn khỏe trong khoang :

0,9 Nếu sườn khỏe liên kết với xà ngang công xon đ boong bên trên được đặt lên đnh của sườn khỏe đang xét.

1,5 Ở các trường hợp khác.

Đối với sườn khỏe nội boong : C1 + 0,6

(5) Nếu sườn khỏe đỡ xà ngang công xon cũng đỡ cả dm dọc mạn và sống dọc mạn, thì kích thước của sườn ngoài những yêu cầu 5.4.2, phải thỏa mãn những yêu cầu sau đây :

(a) Mô đun chống uốn của tiết diện phi không nhỏ hơn trị số tính theo công thức ở (2) nhân với hệ số sau đây :

Nếu sườn khỏe nội boong có xà ngang công xon được đặt ở trên :

Ở các trường hợp khác : 1,0

Trong đó:

l : Chiều dài của sườn khỏe trong khoang kể c chiều dài của liên kết ở hai mút (m).

lu: Chiều dài của sườn khỏe nội boong đặt trực tiếp phía trên kể cả chiều dài của liên kết ở hai mút (m).

h : Khoảng cách thẳng đứng từ trung điểm của l đến điểm ở d + 0,038L cao hơn mặt tôn giữa đáy (m).

hu: Khoảng cách thẳng đứng từ trung điểm của lu đến điểm mà h được đo tới (m). Tuy nhiên, nếu điểm ấy nằm thấp hơn trung điểm của lu, thì hu phải được lấy bng không.

S, b1, b2, h1, h2l1: Như qui định ở (2).

(b) Chiều dày bản thành phải không nhỏ hơn trị số cho ở (4). Trong đó trị số của t1 phải được cộng thêm một lượng tính theo công thức sau:

(mm)

Trong đó:

S : Khoảng cách các sườn khỏe (m).

hl: Như qui định (a) trên đây.

dw : Như qui định ở (4).

(6) Mã chống vặn phải được đặt ở bản thành của sườn khỏe cách nhau khoảng 3 mét, và nẹp phải được đặt tại mỗi xà dọc mạn ở hai đoạn mút của sườn khỏe và tại mi xà dọc mạn thứ hai những ch khác của sườn khỏe.

(7) Sườn khỏe phải được liên kết hữu hiệu với các cơ cu ở bên dưới hoặc đà ngang đáy để đảm bảo sự liên tục của độ bền.

6.3. Liên kết của xà ngang công xon với sườn khỏe

Xà ngang công xon với sườn khỏe đỡ nó phải được liên kết hữu hiệu bng mã theo những yêu cầu từ (1) đến (4) sau đây :

(1) Bán kính góc lượn ở cạnh tự do của mã phải không nhỏ hơn chiều cao tiết diện của xà ngang công xon tại đnh mã.

(2) Chiu dày của mã phải không nhỏ hơn chiều dày bản thành của xà ngang công xon hoặc của sườn khỏe, ly trị số nào lớn hơn.

(3) Mã phải được gia cường hữu hiệu bng các nẹp.

(4) Cạnh tự do của mã phải có bản mép có diện tích tiết diện không nhỏ hơn diện tích tiết diện bản mép của xà ngang công xon hoc của sườn khỏe, lấy trị số nào lớn hơn. Bản mép của mã phải được hàn với bản mép của xà ngang công xon và bản mép của sườn khỏe.

CHƯƠNG 7 GIA CƯỜNG CHỐNG VA

7.1. Qui định chung

7.1.1. Phạm vi áp dụng

1. Những yêu cầu ở Chương này được áp dụng cho kết cấu đáy và mạn ở khoang mũi và khoang đuôi của tàu.

2. Sườn mạn phải thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 5.

7.1.2. Tấm chống va

Trong các khoang mũi và khoang đuôi dùng làm két sau phải đt tấm chống va hữu hiệu theo đường tâm của tàu hoặc kích thước kết cấu phải được tăng thích đáng.

7.1.3. Sống dọc tạo với tôn bao một góc quá nh

Nếu bản thành của sống dọc làm với tôn bao một góc quá nhỏ thì kích thước của sống dọc phải được tăng thích đáng so với yêu cầu bình thường và nếu cần thì phải tạo các đế chống vn.

7.2. Gia cường chống va ở phía trước vách chống va

7.2.1. Bố trí và kết cấu

1. Ở đoạn phía trước của vách chng va phải đt sống chính đáy có tiết diện cao hoặc đặt vách dọc ở đường m của tàu.

2. Ở những tàu kết cấu theo hệ thống ngang, đà ngang đáy có tiết diện đủ cao phải được đặt ở mỗi mặt sườn và các sống phụ đáy phải được đặt theo khoảng cách không lớn hơn 2,5 mét. Sườn phải được đỡ bởi các kết cấu qui định ở 7.2.2-5 đến -7 đặt cách nhau không xa quá 2,5 mét.

3. Ở tàu kết cấu theo hệ thống dọc, sống ngang đáy đỡ dầm dọc đáy và sống ngang mạn đỡ dầm dọc mạn phải được đt cách nhau không xa quá 2,5 mét. Sống ngang đáy và sống ngang mạn tương ứng phải được đỡ bởi sống phụ đáy và sống dọc mạn đặt cách nhau khoảng 4,6 mét. Sống ngang mạn phải được liên kết cht chẽ vi sống ngang đáy.

7.2.2. Hệ thống kết cu ngang

1. Chiều dày của đà ngang đáy và của sống chính đáy phi không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

0,045 L + 5,5

(mm)

2. Đà ngang đáy phải có đủ chiều cao tiết diện và phải được gia cường thích đáng bng các nẹp.

3. Cạnh trên của đà ngang đáy và của sống chính đáy phải được gia cường thích đáng.

4. Chiều dày của sống phụ đáy phải gần bng chiu dày của sống chính đáy. Sống phụ đáy phải có chiều cao tiết diện thích hợp với chiu cao tiết diện đà ngang đáy.

5. Nếu xà ngang chống va được đt mỗi mặt sườn cùng với tấm thép có khoét lỗ gắn lên xà ngang đi suốt từ mạn này sang mạn kia thì kích thước của xà ngang chống va và tm khoét lỗ phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau :

Din tích tiết diện xà ngang chống va :

0,1L + 5

(cm2)

Chiều dày tấm thép khoét lỗ :

0,02L + 5,5

(mm)

6. Nếu đặt sống dọc mạn thì kích thước của sống dọc mạn phải không nhỏ hơn trị s tính theo các công thức sau đây :

Chiều cao tiết diện bản thành :

0,2l (m) hoặc 2,5 chiều cao của l khoét để sườn ngang xuyên qua, hoặc trị s tính theo công thức sau, lấy trị số nào lớn nhất:

 

0,0053L + 0,25 (m)

Môđun chống uốn của tiết diện :

8Shl2

(cm3)

Chiều dày bản thành :

0,02L + 6,5

(mm)

Trong đó :

S : Chiều rộng của diện tích được đỡ bởi sống dọc mạn (m).

h : Khoảng cách thẳng đứng từ trung điểm của S đến điểm 0,12L cao hơn mặt tôn giữa đáy (m), nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 0,06L (m).

l : Khoảng cách các đế tựa của sống dọc mạn (m).

7. Nếu xà chống va được đặt ở mi mặt sườn thứ hai và sống dọc mạn nối với tôn mạn được đặt ở hai đầu của các xà chống va thì kích thước của xà chống va và sng dọc mạn phải thỏa mãn những yêu cầu sau đây.

(1) Diện tích tiết diện ngang của xà chống va phải không nh hơn trị số tính theo công thức sau :

0,3L

(cm2)

(2) Kích thước của sống dọc mạn phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau:

Chiều rộng :

5,3L + 250 (mm)

Chiều dày :

0,02L + 6,5 (mm)

7.2.3. Hệ thống kết cấu dọc

1. Nếu sống ngang đáy được đỡ ở đường tâm tàu thì kích thước của chúng phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau đây :

Chiều cao tiết diện bản thành :

0,2l

(m) hoặc 0,0085L + 0,18 (m), lấy trị số nào lớn hơn

Mô đun chống uốn của tiết diện :

1,2SLl2

(cm3)

Chiều dày bản thành :

(mm), hoặc 4 + 0,6 (mm), lấy trị số nào lớn hơn

Trong đó :

S : Khoảng cách các sống ngang (m).

l : Chiều dài giữa các điểm đế tựa của sống ngang (m).

d1 : Chiu cao tiết diện sống ngang (m) đã trừ chiều cao lỗ khoét để dầm dọc chui qua.

2. Kích thước của sống chính đáy phải không nh hơn kích thước của sống ngang đáy qui định ở -1.

3. Kích thước của sống ngang mạn đỡ xà dọc mạn phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau :

Chiu cao tiết diện bản thành :

0,2l0 (m) hoặc 0,0053L + 0,25 (m) hoặc 2,5 chiu cao l khoét để dầm dọc mạn chui qua, lấy trị số lớn nhất.

Mô đun chống uốn của tiết diện :

8Shl02 (cm3)

Chiều dày bản thành :

 (mm) hoc 0,02L + 6,5 (mm), ly trị số nào lớn hơn.

Trong đó :

S : Khoảng cách các sống ngang mạn (m).

d1: Như qui định -1.

h : Khoảng cách thẳng đng từ trung điểm của l0 đến điểm ở 0,12L cao hơn mặt tôn giữa đáy (m), nhưng trong mọi trường hợp phải không nhỏ hơn 0,06L (m).

l0: Khoảng cách giữa các đế tựa của sống ngang mạn (m).

4. Sống ngang mạn phải được gắn các mã chng vặn đặt cách nhau khoảng 3 mét. Nẹp gia cường phải được đt bn thành theo mặt phng của mi dầm dọc mạn.

5. Kích tớc của sống dọc mạn dỡ sống ngang mạn phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau :

Chiều cao tiết diện bản thành :

0,2l1 (m) hoặc 0,0053L + 0,25 (m), lấy trị số lớn hơn.

Mô đun chống uốn của tiết diện :

4Shl0l1 (cm3)

Chiu dày bản thành :

 (mm) hoặc 0,02L +6,5 (mm), lấy trị số nào lớn hơn.

Trong đó :

S : Chiều rộng của vùng được đỡ bởi sống dọc mạn (m).

h : Khoảng cách thng đứng ttrung điểm của S đến đim ở 0,12L cao hơn mt tôn giữa đáy (m), nhưng trong mọi trường hp phải không nhỏ hơn 0,06L (m).

l0: Như qui định -3.

l1: Chiều dài của sống dọc mạn (m).

d1: Chiều cao tiết diện của sng dọc mạn đã trừ chiều cao lỗ khoét (m).

6. Kích thước của các thanh giằng đỡ sống ngang phải không nhỏ hơn các trị số tính theo các công thức sau :

Nếu

:

(cm2)

Nếu

:

1,1Sbh

(cm2)

Trong đó:

S : Khoảng cách các sống ngang mạn (m).

b : Chiều rộng của vùng mà thanh ging phải đỡ (m).

h : Khoảng cách thẳng đứng từ trung điểm của b đến đim ở 0,12L (m) cao hơn mặt tôn giữa đáy (m), nhưng trong mọi trường hợp phải không nhỏ hơn 0,06L (m).

l : Chiều dài của thanh giằng (m).

I : Mô men quán tính tối thiểu của tiết diện thanh ging (cm4).

A : Diện tích tiết diện thanh giằng (cm2).

(1) Thanh giằng phải được liên kết chc chắn với sống ngang bằng mã hoặc bằng một biện pháp thích hợp khác. Ở chỗ đặt thanh ging sống ngang phải được gắn mã chống vặn.

(2) Nếu chiều rộng bản mép của thanh giằng ở mỗi bên của bản thành lớn hơn 150 mi-li-mét thì bản thành của thanh giằng phải được gắn nẹp đt theo khoảng cách tch hợp và được liên kết với bản mép để đỡ nó.

7.3. Bố trí kết cấu ở phía sau vách đuôi

7.3.1. Đà ngang đáy

Kích tớc và vị trí của đà ngang đáy ở khoang đuôi phải thỏa mãn những yêu cầu ở 7.2.2.

7.3.2. Sườn

Nếu chiu dài cung giữa các gối tựa của sườn lớn hơn 2,5 mét thì kích thước của sườn phải được tăng, hoặc sườn phải được gia cường thích đáng để tạo đủ độ cứng cho kết cấu mạn.

7.3.3. Các cơ cấu khác

Nếu kết cấu ở khoang đuôi thỏa mãn những yêu cầu đối với khoang mũi qui định ở 7.2 thì kích thước của các sống ngang, sống dọc mạn và thanh chống phải bằng 0,67 trị số tương ứng qui định ở 7.2.

CHƯƠNG 8 XÀ BOONG

8.1. Qui định chung

8.1.1. Độ cong ngang của boong thời tiết

Ở giữa tàu độ cong ngang tiêu chuẩn của boong thời tiết bng B/50.

8.1.2. Liên kết mút xà boong

1. Xà dọc boong phải liên tục hoặc phải được liên kết bằng mã ở các mút sao cho phát huy được diện tích tiết diện và có đ độ bn chống uốn và đbền chống kéo.

2. Xà ngang boong phải được liên kết với sườn tăng mã.

3. Xà ngang boong đặt các vị trí không có sườn nội boong hoặc sườn thượng tầng phải được liên kết với n mạn bng mã.

4. Xà ngang boong xuồng, boong dạo,v.v..., có thể được liên kết bằng móc kẹp các mút.

8.1.3. Vùng mà xà dọc boong chuyển sang xà ngang boong

Ở vùng mà xà dọc boong chuyển sang xà ngang boong phải đặc bit thn trọng đ đảm bảo tính liên tục của đ bn.

8.2. Xà dọc boong

8.2.1. Khoảng cách

Khoảng cách chuẩn của các xà dọc boong được tính theo công thức sau đây :

2 L + 550

(mm)

8.2.2. Tỉ số kích thước

1. Xà dọc boong phải được đỡ bởi các sng ngang boong đặt theo khong cách thích hợp. Ở boong tính toán trong đoạn giữa tàu, tỷ số mnh của xà dọc boong phải không lớn hơn 60.

Tuy nhiên những yêu cầu này có thể được thay đổi thích hợp nếu xà dọc boong có đủ độ biên để chống mất ổn định.

2. Thép dẹt dùng làm xà dọc boong phải có t số chiều cao tiết diện với chiều dày không lớn hơn 15.

8.2.3. Mô đun chống uốn của tiết diện xà dọc boong

1. Mô đun chống uốn của tiết diện xà dọc boong ở ngoài vùng đường ming khoang của boong tính toán trong đoạn giữa tàu phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

1,14Shl2

(cm3)

Trong đó :

S : Khoảng cách gia các xà dọc boong (m).

h : Tải trọng boong qui định ở 15.1 (kN/m2).

l : Khoảng cách nằm ngang giữa các sống ngang boong hoặc từ sng ngang boong đến vách ngang (m).

2. Ra ngoài đoạn giữa tàu, mô đun chống uốn của tiết diện xà dọc boong ở phía ngoài vùng đường miệng khoang của boong tính toán có thể được giảm dần. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, mô đun chống uốn của tiết diện phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

0,43 Shl2

(cm3)

Trong đó :

S, h l: Như qui định ở -1.

3. Mô đun chống uốn của tiết diện xà dọc boong ở những vùng không qui định ở -1-2 phải không nhỏ hơn trị số tính theo -2.

8.2.4. Sng ngang boong đỡ xà dc boong

Sống ngang boong phải được đặt ở mt sườn có đà ngang đặc của đáy.

8.3. Xà ngang boong

8.3.1. B trí xà ngang boong

Xà ngang boong phải được đặt trong mỗi mặt sườn.

8.3.2. T số kích thước

T số chiều dài trên chiều cao tiết diện của xà ngang boong nên bng hoặc nhỏ hơn 30 nếu là ở boong tính toán và nên bằng hoặc nhỏ hơn 40 nếu là ở boong chịu lực (boong ở dưới boong tính toán được coi là một cơ cấu chịu lực trong độ bền dọc của thân tàu) và ở boong thượng tầng.

8.3.3. Mô đun chống uốn của tiết diện xà ngang boong

đun chống uốn của tiết diện xà ngang boong phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

0,43 Shl2

(cm3)

Trong đó:

S : Khoảng cách giữa các xà ngang boong (m).

h : Tải trọng boong qui định ở 15.1 (kN/m2).

l : Khoảng cách nằm ngang từ đnh trong của mã xà đến sống dọc boong hoặc giữa các sống dọc boong (m).

8.4. Xà boong ở hõm vách và ở các chỗ khác

8.4.1. đun chống uốn

Mô đun chống uốn của xà boong tạo thành nóc của hõm vách, hầm trục và hõm hầm trục phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức ở 11.2.7.

8.5. Xà boong ở nóc két sâu

8.5.1. Mô đun chng uốn

Mô đun chống uốn ca tiết diện xà dọc boong tạo thành nóc két sâu phải thỏa mãn các yêu cầu của Chương này và phải không nhỏ hơn trị số tính từ công thức ở 12.2.3 lấy mặt trên của xà boong làm mút dưới của h và coi xà boong là nẹp.

8.6. Xà boong chịu tải trọng đặc biệt nặng

8.6.1. Gia cường xà boong

Những xà boong chịu tải trọng đặc biệt nặng hoặc xà boong nằm ở các mút thượng tầng hoặc lầu, ở ch đặt cột, tời và máy phụ,v.v..., phải được gia cường thích đáng bằng cách tăng kích thước hoặc đt thêm sống boong hoặc cột.

8.7. Xà của boong chở xe có bánh

8.7.1. Mô đun chống uốn của tiết diện xà boong

đun chống uốn của tiết diện xà boong ch xe có bánh phải được xác định căn cứ vào tải trọng tập trung từ xe có bánh.

CHƯƠNG 9 CỘT CHỐNG

9.1. Qui định chung

9.1.1. Cột nội boong

Cột nội boong phải được đt trực tiếp phía trên cột trong khoang hoặc phải có biện pháp hữu hiệu để truyền tải trọng xuống các đế ở dưới.

9.1.2. Cột trong khoang

Cột trong khoang phải được đt lên các sống của đáy đơn hoc đáy đôi hoặc phải cố gng gần đó. Kết cấu trên cột và ở dưới cột phải có đủ độ bn để phân bố tải trọng một cách có hiệu quả.

9.1.3. Liên kết mút cột

Đỉnh và chân cột phải được gắn bằng tấm đệm dày và bằng mã. Nếu cột có thể chịu tải trọng kéo, thí dụ như cột ở dưới hõm vách, nóc hầm hoặc nóc két sâu thì đỉnh và chân cột phải được liên kết hữu hiu để chịu được tải trọng kéo.

9.1.4. Gia cường các kết cu liên kết với cột

Nếu cột được liên kết với tôn boong, với nóc hầm trục hoặc với sườn thì các kết cấu đó phải được gia cường thích đáng.

9.2. Kích thước

9.2.1. Diện tích tiết diện cột

Diện tích tiết diện cột phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

(cm2)

Trong đó :

l: Khoảng cách từ mt đáy trên, từ boong hoặc từ kết cấu mà cột tựa đến cạnh dưới của xà boong hoặc sống boong mà cột phải đỡ (m) ( Xem Hình 2-B/9.1 ).

I : Mô men quán tính tối thiểu của tiết diện cột (cm4).

A : Diện tích tiết din cột (cm2).

w : Tải trọng boong mà cột đỡ qui định ở 9.2.2 (kN).

9.2.2. Tải trọng boong mà cột đỡ

1. Tải trọng boong w mà cột đỡ phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

kw0 + Sbh

(kN)

Trong đó :

S : Khoảng cách giữa các trung điểm của hai nhịp k nhau của sống boong được đỡ bởi cột hoặc nẹp vách hoặc sống vách (m) (Xem Hình 2-B/9.1).

b : Khoảng cách giữa các trung điểm của hai nhịp kề nhau của xà boong mà cột hay mã xà phải đỡ (m) (Xem Hình 2-B/9.1 ).

h : Tải trọng boong qui định 15.1 cho boong mà cột phải đ (kN/m2).

w0 :Tải trọng boong mà chiếc cột ni boong ở trên phải đỡ (kN).

Hình 2-B/9.1 Đo S,b,l,v.v…

Trong đó: ai là khoảng cách nằm ngang từ cột cần tính toán đến chiếc cột nội boong ở trên, và lj là chiều dài nhịp của sống boong đỡ cột nội boong.

2. Nếu có hai hoặc nhiều cột nội boong đt trên sống boong đỡ bởi dãy cột dưới thì cột dưới phải có kích thước theo qui định ở -1, lấy kw0 của mỗi chiếc cột nội boong đặt lên hai nhịp kề nhau đỡ bởi cột dưới.

3. Nếu các cột nội boong bị đặt dịch theo phương ngang tàu ra khỏi các cột dưới thì kích thước của cột dưới phải được xác định theo nguyên tắc qui định ở -1-2.

9.2.3. Chiu dày tôn

1. Chiu dày tôn của cột ống phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

0,022dp + 4,6

(mm)

Trong đó:

dp: Đường kính ngoài của cột ống (mm).

Tuy nhiên, yêu cầu này có thể được thay đổi thích hợp đối với các cột đặt trong khu vực sinh hoạt.

2. Chiều dày bản thành và bản mép của cột ghép phải đủ đ chống mất ổn định cục b.

9.2.4. Đường kính ngoài của cột tròn

Đường kính ngoài của cột tròn đặc và của cột ống phải không nhỏ hơn 50 mi-li-mét.

9.2.5. Cột đt trong két sâu

1. Cột đt trong két sâu phải không là cột ống.

2. Diện tích tiết diện cột phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức ở 9.2.1 và trị số tính theo công thức sau đây:

1,09Sbh

(cm2)

Trong đó :

Sb : Như được qui định ở 9.2.2-1.

h = 0,7 lần khoảng cách thng đứng từ nóc két sâu đến điểm ở 2,0 mét cao hơn đỉnh ống tràn (m).

9.3. Vách dọc và các kết cấu khác bố trí thay thế cho cột

9.3.1. Kết cu

Vách ngang đỡ sống dọc boong và vách dọc bố trí thay thế cho cột phải được gia cường sao cho tạo được đế tựa không kém hiệu quả so với đế tựa tạo bi cột chống.

9.4. Vách quây bố trí thay thế cho cột

9.4.1. Kết cấu

Vách quây bố trí thay thế cho cột phải có đ kích thước để chịu được tải trọng boong và áp lực ngang.

CHƯƠNG 10 SỐNG BOONG

10.1. Qui định chung

10.1.1. Phạm vi áp dụng

Sống ngang boong đỡ xà dọc boong và sống dọc boong đỡ xà ngang boong phải thỏa mãn những yêu cầu của Chương này.

10.1.2. Bố trí

Trong vùng hõm vách và nóc két sống boong phải cố gắng được đặt cách nhau không xa quá 4,6 mét.

10.1.3. Kết cấu

1. Sng boong phải có bản mép đặt dọc theo cạnh dưới.

2. Mã chống vặn phải được đặt cách nhau khoảng 3 mét và nếu chiều rộng của bản mép ở mỗi bên của bản thành lớn hơn 180 mi-li-mét thì các mã đó phải đỡ c bản mép.

3. Chiều dày bản mép của sống boong phải không nhỏ hơn chiều dày của bản thành. Chiều rộng của bản mép phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

(mm)

Trong đó:

d0: Chiều cao tiết diện sống boong (m).

l : Khong cách giữa các gối tựa của sống (m). Tuy nhiên, nếu có đặt các mã chống vn hữu hiệu thì các mã này có th được lấy làm gối tựa.

4. Chiều cao tiết diện sng phải được giữ không đổi trên đoạn giữa hai vách lân cận nhau, và phải không nhỏ hơn 2,5 ln chiều cao l khoét để xà boong chui qua.

5. Sống phải có đủ độ cứng để chống biến dạng quá mức của boong và ứng sut bổ sung quá lớn ở xà boong.

10.1.4. Liên kết mút

1. Liên kết mút của sống boong phải thỏa mãn các yêu cầu ở 1.3.4.

2. Nẹp vách và sống vách ở dưới các mút của sng boong phải được gia cường thích đáng để đỡ sống boong.

3. Sống dọc boong phải liên tục hoặc phải được liên kết chắc chắn để đảm bảo sự liên tục ở các mút.

10.2. Sống dọc boong

10.2.1. Mô đun chống un của tiết diện sống dọc boong

1. Mô đun chống uốn của tiết diện sống đọc boong ở ngoài đường miệng khoang của boong tính toán ở đoạn giữa tàu phải không nhỏ hơn trị s tính theo công thức sau đây :

1,29l ( lbh + kw )

(cm3)

Trong đó:

l: Khoảng cách giữa các đưng tâm cột hoặc từ đường tâm cột đến vách (m). Nếu sống boong được gắn hữu hiu với vách bằng mã tlthể được thay đổi theo 1.3.6 (xem Hình 2-B/ 10.1).

b : Khoảng cách giữa các trung điểm của hai nhịp kề nhau của xà được đỡ bi sống hoc sườn (m). (xem Hình 2-B/10.1).

h : Tải trọng boong qui định ở 15.1 cho boong được đỡ (kN/m2).

w : Tải trọng boong được đỡ bởi cột nội boong như qui định ở 9.2 (kN).

k : Như qui đnh ở (1) và (2) sau đây :

(1) Hệ số tính theo công thức sau đây tùy thuộc tỷ số khoảng cách nằm ngang từ cột hoặc vách đỡ sống boong đến cột nội boong a (m) chia cho l ( xem Hình 2-B/10.1).

(2) Nếu ch có mt ct nội boong thì k được tính toán dựa trên trị số nhỏ hơn của a. Nếu có hai hoặc nhiều cột nội boong thì a phải được đo từ cùng một mút của l cho mỗi cột nội boong và tổng của kw sẽ được dùng để tính toán công thức. Trong trường hợp này sẽ dùng trị số lớn hơn trong các tổng kw dựa trên a đo từ mỗi mút của l.

Hình 2-B/10.1 Đo l, a và b

2. Ra ngoài đoạn giữa tàu, mô đun chống uốn của tiết diện sống boong ở ngoài đường miệng khoang của boong tính toán có thể được giảm. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp mô đun chống uốn của tiết diện này phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

0,484/(lbh + kw)

(cm3)

Trong đó :

l, b, h, wk: Như được qui định ở -1.

3. Mô đun chống uốn của tiết diện sống dọc boong ở những vòng không được qui định ở -1-2 phải không được nh hơn trị s tính theo công thức ở -2.

10.2.2. Mô men quán tính của tiết diện sống dọc boong

Mô men quán tính của tiết diện sng boong phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

CZ l

(cm4)

Trong đó :

C : H số được lấy như sau :

1,6 : Đối với sống boong ở ngoài đường miệng khoang của boong tính toán ở đoạn giữa tàu.

4,2 : Đối với các sống boong khác.

Z : Mô đun chống uốn yêu cầu của tiết diện sống boong qui định ở 10.2.1 (cm3).

l : Như qui định ở 10.2.1-1.

10.2.3. Chiều dày bản thành

1. Chiu dày bản thành phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

10S1 +2,5

(mm)

Trong đó :

S1: Khoảng cách giữa các nẹp gia cường bản thành hoặc chiu cao tiết diện của sống, lấy trị số nào nhỏ hơn (m).

2. Ở hai đoạn mút dài 0,2l, chiu dày bản thành phải không nhỏ hơn trị số qui định ở -1 và trị số tính theo công thức sau đây, ly trị số nào lớn hơn :

(mm)

Trong đó :

d0: Chiều cao tiết diện của sống (m).

b, hl: Như qui định 10.2.1-1.

3. Trong các két sâu chiều dày bản thành phải lớn hơn các trị số tính theo các công thức ở -1-21,0 mi-li-mét.

10.3. Sống ngang boong

10.3.1. Mô đun chống uốn của tiết diện sống ngang boong

Mô đun chống uốn của tiết din sống ngang boong phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

0,484 l ( lbh + kw )

(cm3)

Trong đó :

l : Khoảng cách giữa các đường tâm cột hoặc từ đường tâm cột đến đỉnh trong của mã xà (m).

b : Khoảng cách giữa hai sống ngang lân cận nhau hoc từ sống ngang đến vách (m).

h : Như qui định ở 15.1 (kN/m2).

wk : Như qui định ở 10.2.1-1.

10.3.2. Mô men quán tính của tiết diện sống ngang boong

Mô men quán tính của tiết diện sống phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

4,2Z l

(cm4)

Trong đó :

Z : Mô đun chống un yêu cầu của tiết diện sống qui định ở 10.3.1 (cm3).

l : Như qui định ở 10.3.1.

10.3.3. Chiu dày bản thành

Chiều dày của bản thành phải thỏa mãn các yêu cầu ở 10.2.3.

10.4. Sống boong trong các két

10.4.1. Mô đun chống uốn của tiết diện sống boong

Mô đun chống uốn của tiết diện sống boong trong các két phải thỏa mãn các yêu cầu ở 10.2.1 hoặc 10.3.1 và cũng phải thỏa mãn các yêu cầu ở 12.2.4-1.

10.4.2. Mô men quán tính của tiết diện sống boong

Mô men quán tính của tiết diện sống phải thỏa mãn các yêu cầu ở 12.2.4-2.

10.4.3. Chiu dày bản thành

Chiều dày bản thành của sống trong các két phải thỏa mãn các yêu cầu 10.2.3 hoặc 10.3.3 và cũng phải thỏa mãn các yêu cầu ở 12.2.4-3.

10.5. Sống dọc miệng khoang

10.5.1. Sống dọc có thành cao ở trên boong

Nếu thành cao của miệng khoang được đặt ở trên boong như trường hợp miệng khoang ở boong thời tiết, thì theo tha thun với Đăng kiểm, nẹp nm và phần bản thành tính lên đến nẹp đó có th được đưa vào tính toán mô đun chống uốn của tiết diện sống boong.

10.5.2. Sự liên tục của độ bn ở góc ming khoang

Ở góc miệng khoang, bản mép của thành dọc miệng khoang và của sống dọc boong hoặc của các đon kéo dài của chúng và các bản mép cả hai bên của xà ngang đầu miệng khoang phải được liên kết chc chn với nhau để đảm bảo sự liên tục của độ bền.

10.6. Xà ngang đầu miệng khoang

10.6.1. Kích thước

Kích thước của xà ngang đầu miệng khoang phải thỏa mãn các yêu cầu ở 10.310.4.

CHƯƠNG 11 VÁCH KÍN NƯỚC

11.1. Bố trí vách kín nước

11.1.1. Vách chống va

1. Tàu phải có vách chống va đt ở khong cách không nhỏ hơn 0,05Lf, nhưng không lớn hơn 0,08 Lr tính từ mút trước của chiu dài đo mạn khô, trừ khi vì lý do đc biệt của kết cấu mà Đăng kiểm có thể chấp nhận một khoảng cách lớn hơn. Tuy nhiên, nếu có phần nào của tàu nằm phía dưới đường nước ở độ cao bng 85% chiều cao mạn thiết kế nh nhất của tàu, vươn quá v phía trước mút trước của chiu dài đo mạn khô, thì khoảng cách nói trên phi được đo từ một trong số các điểm sau đây :

(a) Trung điểm của đoạn vươn nói trên;

(b) Điểm ở cách 0,015 Lf v phía trước của điểm mút trước của chiều dài đo mạn khô;

Lấy đim nào đo được trị s nhỏ nhất.

2. Trong phạm vi qui định ở -1 vách có thể có bậc hoặc hõm.

3. Ở những tàu có của mũi, vị trí của vách chống va phải được Đăng kiểmt duyệt đặc bit. Tuy nhiên, nếu có cầu dốc tạo thành một phần của vách chống va ở trên boong mạn khô thì phần cầu dốc ở cao hơn 2,3 mét trên boong mạn khô có thể được phép vươn v phía trước giới hạn qui định ở -1. Trong trường hợp này cầu dốc phải kín nước trên toàn b chiều dài của nó.

11.1.2. Vách đuôi

1. Tàu phải có vách đuôi đặt ở vị trí thích hợp.

2. ng bao trục đuôi phải nằm trong khoang kín nước tạo bởi vách đuôi hoặc một kết cấu thích hợp khác.

11.1.3. Vách buồng máy

Ở hai đầu buồng máy phải đặt vách kín nước.

11.1.4. Vách khoang

1. Thêm vào các qui định ở từ 11.1.1 đến 11.1.3, các tàu hàng kiểu thông thường có chiều dài từ 67 mét tr lên phải có các vách khoang đặt theo khoảng cách thích hợp sao cho tổng số vách kín nước phải không nhỏ hơn trị số cho ở Bng 2-B/11.1.

Bng 2-B/11.1 Số lượng vách kín nước

L (mm)

Tổng s vách kín nước

Bng và ln hơn

Nhỏ hơn

67

87

4

87

90

5

2. Nếu do yêu cầu khai thác của tàu mà không thể chấp nhận được s lượng vách khoang như yêu cầu ở trên thì phải có một giải pháp khác được Đăng kiểm chấp nhn.

11.1.5. Chiu cao của vách kín nước

Các vách kín nước qui định từ 11.1.1 đến 11.1.4 phải đi lên đến boong mạn khô với những trường hợp ngoại lộ sau đây :

(1) Ở vùng boong dâng đuôi hoặc boong thượng tầng mũi thấp hơn tiêu chuẩn vách kín nước phải đi lên đến các boong đó.

(2) Nếu thượng tầng mũi có miệng khoét không có thiết bị đóng kín và dẫn vào không gian dưới boong mạn khô, hoặc nếu có thượng tầng mũi dài thì vách chống va phải đi lên đến boong thượng tầng và phải kín nước. Tuy nhiên, nếu phần vách kéo thêm là ở trong các vùng qui định ở 11.1.1 và phần boong tạo thành bậc là kết cấu kín nước hữu hiệu thì phần kéo thêm của vách không cần thiết phải được đặt trực tiếp trên phần vách ở dưới đó.

(3) Vách đuôi có thể được kết thúc ở boong phía dưới của boong mạn khô và phía trên của đường trọng tải thiết kế cực đại với điều kiện là boong đó phải kín nước đến đuôi tàu.

11.1.6. Độ bn ngang của thân tàu

1. Nếu những vách kín nước yêu cầu ở từ 11.1.1 đến 11.1.5 không đi lên tới boong tính toán thì ở ngay trên hoặc gần trên vách kín nước chính phải đặt những cơ cấu khỏe hoặc những đoạn vách để đảm bảo độ bn ngang và độ cứng ngang của thân tàu.

2. Nếu chiều dài của khoang lớn hơn 30 mét thì phải có biện pháp thích hợp để đảm bảo độ bền ngang và độ cng ngang của thân tàu.

11.1.7. Hầm xích

1. Hầm xích ở sau vách chống va hoặc ở trong khoang mũi phải kín nước và phải có phương tiện tiêu nước bằng bơm.

2. Hầm xích phải được phân chia bằng vách ngăn dọc tâm.

11.2. Kết cấu của vách kín nước

11.2.1. Chiu dày tôn vách

Chiều dày tôn vách phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

(mm)

Trong đó:

S: Khoảng cách giữa các nẹp (m).

h : Khoảng cách thẳng đứng từ cạnh dưới của tấm tôn vách đến boong vách đo đường tâm tàu (m), nhưng trong mọi trường hợp phải không nhỏ hơn 3,4 mét.

11.2.2. Tăng chiều dày tôn vách ở những ch đặc biệt

1. Chiều dày dải dưới cùng của tôn vách ít nht phải lớn hơn 1mi-li-mét so với chiều dày tính toán từ công thức ở 11.2.1.

2. Ở đoạn có đáy đôi, dải dưới cùng của tôn vách ít nhất phải tên đến 610 mi-li-mét cao hơn mặt tôn đáy trên. Ở đoạn có đáy đơn, dải dưới cùng của tôn vách ít nhất phải lên đến 915 mi-li-mét cao hơn mặt tôn giữa đáy. Nếu đáy đôi ch có ở một bên của vách thì di dưới cùng phải lên đến chiều cao nào cao hơn trong các chiu cao qui định ở trên.

3. Tôn vách ở rãnh tiêu nước ít nhất phải dày hơn 2,5 mi-li-mét so với chiều dày qui định ở 11.2.1.

4. vùng lỗ khoét đt ống bao trục đuôi hoặc trục chân vịt, tôn vách phải là tấm kép hoặc phải được tăng chiều dày, không phụ thuộc vào những yêu cầu ở 11.2.1.

11.2.3. Nẹp

Mô đun chống uốn của tiết diện nẹp vách phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

2,8 CShl2

(cm3)

Trong đó:

l : Chiều dài nhịp nẹp đo giữa các đế lân cn của nẹp k c chiu dài của liên kết (m). Nếu có sống vách tl là khoảng cách từ chân của liên kết mút đến chiếc sống thứ nhất hoặc là khoảng cách giữa các sống vách.

S: Khoảng cách giữa các nẹp (m).

h : Khoảng cách thẳng đứng từ trung điểm của l, nếu là nẹp đứng, và từ trung điểm của khoảng cách hai nẹp lân cận ở hai bên của nẹp đang xét, nếu là nẹp nằm, đến đnh của boong vách đo ở đường tâm tàu (m). Nếu khoảng cách thẳng đứng này nhỏ hơn 6,0 mét thì h được lấy bằng 1,2 t cộng với 0,8 của khoảng cách thẳng đứng thực.

C : Hệ số cho ở Bảng 2-B/11.2 y thuộc kiểu của các liên kết mút nẹp.

Bảng 2-B/11.2 Trị số của C

( Nẹp là thép cán hoặc tp ghép)

Np đứng

Mút trên

Mút dưới

Liên kết hàn tựa hoc đỡ bng

Liên kết

Mút nẹp không liên kết

Kiểu A

Kiu B

Liên kết hàn tựa hoc đỡ bởi sng nằm

1,00

1,00

1,15

1,35

Liên kết bằng mã

0,80

0,80

0,90

1,00

Ch có bản thành của nẹp đưc liên kết ở mút

1,15

1,15

1,35

1,60

Mút nẹp không liên kết

1,35

1,35

1,60

2,00

Np nằm

Một mút

Mút kia

Liên kết hàn tựa, liên kết bằng mã hoc đỡ bi sống đứng

t nẹp không liên kết

Liên kết hàn tựa, liên kết bng mã hoc đỡ bởi sống đứng

1,00

1,35

Mút np không liên kết

1,35

2,00

Chú thích :

1. Liên kết hàn tựa là liên kết mà cả bn thành và bản mép của nẹp được hàn chc chn vào tôn boong, tm vách hoặc tôn đáy trên, các tấm tôn đó được gia cường bằng cơ cấu tựa đặt ở mt đối diện.

2. Liên kết kiu A ” của nẹp đứng liên kết bằng mã với cơ cu dọc hoặc với cơ cấu k cận ở cùng mt phẳng với nẹp, có cùng tiết diện hoặc tiết diện lớn hơn (Xem Hình 2-B/11.1 (a)).

3. Liên kết kiểu B “ của nẹp đứng là liên kết bng mã với cơ cấu ngang như xà boong hoặc một liên kết khác tương đương với liên kết nói trên (Xem Hình 2-B/11.1 (b)).

Hình2-B/11.1 Các kiểu liên kết mút

11.2.4. Vách chống va

Đi với vách chống va, chiều dày n và mô đun chống uốn của tiết diện nẹp phải không nhỏ hơn trị số qui định ở 11.2.111.2.3 lấy h bằng 1,25 chiu cao qui định ở đó.

11.2.5. Sống vách đỡ nẹp vách

1. Mô đun chống uốn của tiết diện sống vách phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức :

4,75Shl2

(cm3)

Trong đó :

S : Chiều rộng của vùng mà sống phải đỡ (m).

h : Khoảng cách thẳng đứng đo từ trung điểm của l đối với sống đứng, hoặc đo từ trung điểm của S đối với sng nằm đến đỉnh boong vách ở đường tâm tàu (m). Nếu khoảng cách thẳng đứng này nhỏ hơn 6,0 t thì h được lấy bng 1,2 mét cộng 0,8 khong cách thng đứng thực.

l : Chiều dài nhịp đo giữa các gối tựa lân cận của sống (m).

2. Mở men quán tính của tiết diện sống vách phải không nh hơn trị số tính theo công thức sau đây. Trong mọi trường hợp chiu cao tiết diện sống vách phải không nhỏ hơn 2,5 chiu cao l khoét để nẹp vách xuyên qua.

10hl4

(cm4)

Trong đó :

hl: Như qui định -1.

3. Chiều dày bản thành của sống vách phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

10S1 + 2,5

(mm)

Trong đó :

S1: Khoảng cách giữa các nẹp gia cường bản thành hoặc chiều cao tiết diện sng, lấy trị số nào nhỏ hơn (m).

4. Mã chống vặn phải được đt cách nhau khoảng 3 mét. Nếu chiu rộng của bản mép ở mỗi bên của bản thành của sng vách lớn hơn 180 mi-li-mét thì mã chống vn phải đỡ cả bản mép.

11.2.6. Gia cường tôn vách, tôn boong,v.v...

Nếu thy cần thiết thì tôn vách, tôn boong, tôn đáy trên,v.v..., phải được gia cường ở vùng mã mút nẹp vách và mã mút sống vách.

11.2.7. Hõm vách

1. Trong vùng hõm vách, xà boong phải được đặt ở mi mặt sườn và ở ngay dưới vách phía trên theo yêu cầu 8.3.3 11.2.3 lấy khoảng cách xà boong bằng khoảng cách nẹp. Nếu cạnh dưới của vách trên được gia cường đặc biệt thì có thể không cần đặt xà boong ở ngay dưới vách phía trên.

2. Chiu dày tôn boong ở vùng hõm vách ít nhất phải lớn hơn 1mi-li-mét so với chiều dày yêu cầu ở 11.2.1, coi tôn boong là tôn vách và xà boong là nẹp vách. Trong mọi trường hợp chiều dày đó phải không nhỏ hơn chiu dày yêu cầu đối với tôn boong ở vùng đó.

3. Chiều dày của cột đỡ hõm vách phải được xác định có xét đến áp suất nước có thể tác dụng vào mặt trên của hõm vách và các liên kết mút phải đ đ chịu được áp suất nước tác dụng ở mt dưới.

11.2.8. Kết cấu vách ở vùng đặt cửa kín nước

Nếu nẹp vách bị cắt hoặc khoảng cách giữa các nẹp bị tăng để đặt cửa kín nước ở vách thì lỗ khoét phải được kết cu thích hợp và phải đưc gia cường để giữ nguyên được độ bn của vách. Trong mọi trường hợp, khung cửa không được coi là nẹp vách.

11.3. Cửa kín nước

11.3.1. Qui định chung

1. Lối ra vào, cửa, lỗ chui hoặc lỗ thông gió,v.v..., không được khoét ở vách chống va ở vùng dưới boong mạn k. Số lượng l khoét ở vách chống va ở vùng trên boong mạn khô phải được duy trì ở mức tối thiểu cần thiết và các lỗ khoét đó phải được trang bị phương tiện đóng kín nước.

2. Các li ra vào ở vách kín nước phải có cửa kín nước thỏa mãn các yêu cầu ở từ 11.3.2 đến 11.3.5.

11.3.2. Các loại cửa kín nước

1. Cửa kín nước phải là ca trượt, trừ khi xét về vị trí và/hoặc điều kiện s dụng, có th dùng các loại cửa khác như cửa bản lề hoặc cửa cuốn.

2. Không cho phép dùng những cửa đóng bng cách thả rơi hoặc bằng tác dụng của trọng lượng thả rơi.

11.3.3. Độ bền và độ kín

1. Cửa kín nước phải đ bốn và kín nước khi chịu áp suất nước cao đến boong vách, khung cửa phải được liên kết chc chắn với vách. Nếu Đăng kiểm thy cần thiết thì cửa kín nước phải được thử bằng áp suất nước trước khi được lắp lên tàu.

2. Khung ca kín nước trượt thẳng đứng phải không có rãnh ở đáy để tránh vật bẩn có thể lọt vào và ngăn không cho cửa đóng lại.

11.3.4. Cửa trượt

1. Cửa trượt kín nước phải có thể thao tác được từ một vị trí tiếp cận được ở phía trên boong vách và phải có phương tiện chỉ báo rằng cửa mở hay đóng. Tuy nhiên, có thể không cần phải có phương tiện điều khiển ca từ xa nếu được Đăng kiểm chấp nhận, xét từ điều kin khai thác cửa.

2. Nếu phương tiện điều khiển ca được thao tác bằng thanh truyền thì sự điều khiển thanh truyền thao tác nên c gắng là trực tiếp và ch cần vặn một đai ốc bằng kim loại không gỉ hoặc một vật liệu được chấp nhận khác.

3. Những cửa trượt điều khiển từ xa cũng nên có khả năng điều khiển được tại chỗ.

11.3.5. Cửa bn lề và ca cuốn

Ca bản lề kín nước và cửa cuốn kín nước phải có thể đóng và cài được từ cả hai phía của vách. Chốt bản lề cửa phải bằng kim loại không gỉ hoặc bằng một vật liệu được chấp nhận khác.

CHƯƠNG 12 KÉT SÂU

12.1. Qui định chung

12.1.1. Định nghĩa

Két sâu (Deep tank) là két dùng để chứa nước, nhiên liệu hoặc những chất lng khác, tạo thành một phn của thân tàu, ở trong khoang hoặc ở nội boong. Nếu cần thì những két sâu dùng để chứa dầu được gọi là “ Két sâu chứa dầu”.

12.1.2. Phạm vi áp dụng

1. Những vách ngăn khoang mũi và khoang đuôi, những vách biên của két sâu (trừ những két sâu dùng để chứa dầu có điểm bắt cháy thấp hơn 60oC) phải được kết cấu theo các yêu cầu của Chương này. Nếu phần nào của vách két sâu được dùng như vách kín nước thì phần đó phải thỏa mãn yêu cầu của Chương 11.

2. Cùng với những yêu cầu của Chương này, những yêu cầu ở Chương 22 phải được áp dụng cho vách của những két sâu dùng để chứa dầu có điểm bt cháy thp hơn 60oC.

12.1.3. Kết cu ngăn két

1. Két sâu phải có kích thước thích hợp và phải có những kết cấu kín nước phân cách dọc cần thiết để thỏa mãn các yêu cu v ổn định trong điều kin khai thác và trong quá trình nạp và xả.

2. Những két nước ngọt, két nhiên liệu và những két được dự kiến không hoàn toàn chứa đầy trong điều kiện khai thác phải có kết cấu ngăn bổ sung hoặc những tấm chống va cần thiết để giảm lực động tác dụng vào kết cấu.

3. Nếu không thể thỏa mãn được những yêu cầu ở -2 thì phải tăng các kích thước qui định ở Chương này.

4. Các kết cấu ngăn dọc kín nước chịu áp suất từ c hai bên của các két chứa đầy hoặc các két hoàn toàn trống trong điều kiện khai thác, có thể có các kích thước như yêu cầu đối với các vách kín nước thông thường qui định ở Chương 11. Trong trường hợp đó két phải có miệng cao.v.v..., với phương tiện kiểm tra để đảm bảo rằng két được chứa đầy trong điều kiện khai thác.

12.2. Vách két sâu

12.2.1. Phạm vi áp dụng

Trừ khi có những yêu cầu khác của Chương này, kết cấu của các vách và boong tạo thành biên của két sâu phải thỏa mãn những yêu cầu của Chương 11.

12.2.2. Tôn vách

Chiều dày của tôn vách két sâu phải không nh hơn trị số tính theo công thức sau đây :

(mm)

Trong đó:

S : Khoảng cách giữa các nẹp vách (m).

h : Khoảng cách được cho dưới đây, lấy trị số nào lớn hơn :

(1) Khoảng cách thẳng đứng đo từ cạnh dưới của tm tôn đến trung điểm của khoảng cách từ nóc két đến đnh ống tràn (m). Đối với vách của những kết lớn, phải quan tâm tới áp suất nước bổ sung.

(2) 0,7 khoảng cách thẳng đứng từ cạnh dưới của tấm tôn đến điểm ở 2,0 mét cao hơn đỉnh ống tràn (m).

12.2.3. Nẹp vách

Mô đun chống uốn của tiết diện nẹp vách phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

7CShl2

(cm3)

Trong đó :

S l: Như qui định ở 11.2.3.

h : Khoảng cách thẳng đứng được cho dưới đây lấy trị số nào lớn hơn, mút dưới được coi là trung điểm của l, nếu là nẹp đứng, và được coi là trung điểm của khoảng cách giữa hai nẹp kề v 2 bên của chiếc nẹp đang xét nếu là nẹp nằm :

(1) Khoảng cách thẳng đứng từ mút dưới đến trung điểm của khoảng cách từ nóc két đến đỉnh ống tràn (m). Đi với nẹp vách của những két lớn, phải quan tâm tới áp suấtc bổ sung.

(2) 0,7 khoảng cách thẳng đứng từ mút dưới đến điểm ở 2,0 mét cao hơn đnh ống tràn (m).

C : Hệ số được cho trong Bng 2-B/12.1 tùy thuộc kiu liên kết mứt nẹp.

Bng 2-B/12.1 Trị số C

(đối với nẹp bng thép cán hoặc thép ghép)

Np đứng

 

Mt mút

Mút kia

Liên kết hàn ta hoặc đỡ bng sống

Liên kết

t np không liên kết

Kiểu A

Kiu B

Liên kết hàn tựa hoặc đỡ bởi sống

1,00

1,85

1,30

1,50

Liên kết

Kiểu A

0,85

0,70

1,15

1,30

Kiu B

1,30

1,15

0,85

1,15

Mút nẹp không liên kết

1,50

1,30

1,15

1,50

Chú thích :

(1) Liên kết kiểu A là liên kết bng mã với đáy đôi hoặc với cơ cấu kề cn như dầm dọc hoặc nẹp trên cùng đường thẳng, có diện tích tiết diện bng hoc lớn hơn, hoặc liên kết bng mã với cơ cấu tương đương với các cơ cấu nói trên (xem Hình 2-B/11.1 (a)).

(2) Liên kết kiu B”là liên kết bng mã với cơ cấu ngang như xà boong, sườn hoc cơ cu tương đương (xem Hình 2-B/11.1 (b)).

12.2.4. Sng đ nẹp vách

1. Mô đun chống uốn của tiết diện sống phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

7,13Shl2

(cm3)

Trong đó :

S : Chiều rng của vùng mà sống phải đỡ (m).

h : Khoảng cách thng đứng từ trung điểm của S, nếu là sống nằm, hoc từ trung điểm của l, nếu là sống đứng, đến điểm đnh của h qui định ở 12.2.3 (m).

l : Chiều dài nhịp đo giữa hai gối tựa lân cận của sống (m).

2. Mô men quán tính tiết của diện sống phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây. Trong mọi trường hợp chiều cao tiết diện sống phải không nhỏ hơn 2,5 chiều cao của lỗ khoét để nẹp xuyên qua :

30hl4

(cm4)

Trong đó :

hl: Như qui định -1.

3. Chiều dày bản thành phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau đây :

10S1 + 3,5

(mm)

Trong đó :

S1 Khoảng cách các nẹp gia cường bn thành hoặc chiều cao tiết diện sống, lấy trị số nào nhỏ hơn (m).

12.2.5. Thanh ging

1. Nếu có những thanh ging hữu hiệu đặt qua két sâu để liên kết các sống vách két thì nhịp l của sống qui định 12.2.4 có thể được đo từ mút của sng đến đường tâm của thanh giằng hoặc đo giữa các đường m của hai thanh giằng lân cận nhau.

2. Diện tích tiết diện của thanh giằng phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức :

1,3 Sbsh

(cm2)

Trong đó:

S và h : Như qui định ở 12.2.4.

bs : Chiều rộng của vùng mà thanh ging phải đỡ (m).

3. Các mút của thanh ging phải được liên kết với sống bằng mã.

12.2.6. Kết cấu của nóc và đáy

Kích thước của các cơ cấu tạo thành nóc và đáy của két sâu phải tha mãn các yêu cầu của Chương này, coi các cơ cấu đó như là các cơ cấu tạo thành vách ca két sâu tại đó. Trong mọi trường hợp các kích thước của các cơ cấu đó phải không nhỏ hơn các kích thước yêu cầu đối với boong và đáy tại vùng đó. Tôn nóc của két sâu phải có chiều dày ít nhất là 1 mi-li-mét lớn hơn chiều dày qui định ở 12.2.2.

12.2.7. Kích thước của các cơ cấu không tiếp xúc với nước biển

Chiều dày của tôn vách và sống vách không tiếp xúc với nước biển trong điều kiện khai thác có thể được giảm so với các yêu cầu ở 12.2.2, 12.2.4-3, một lượng được cho dưới đây :

0,5 mi-li-mét nếu tm chỉ có một mặt tiếp xúc với nước biển

1,0 mi-li-mét nếu tấm có hai mặt không tiếp xúc với nước biển

Tuy nhiên tm vách ở các vùng như rãnh hông phải được coi là tiếp xúc với nước biển.

12.3. Phụ tùng của két sâu

12.3.1. Lỗ thông nước và lỗ thông khí

Lỗ thông nước và lỗ thông khí phải được khoét ở các cơ cấu để đảm bảo cho nước và không khí không tụ lại ở bất cứ ch nào trong két sâu.

12.3.2. Biện pháp tiêu nước từ nóc két

Phải có biện pháp hữu hiệu để tiêu nước từ nóc két.

12.3.3. Phương tiện kiểm tra mức chất lng

Phương tiện kiểm tra mức chất lỏng t sâu phải được đặt theo yêu cầu ở 12.1.3 tại chỗ có thể tiếp cận ngay được và việc nạp đầy nước phải được thực hiện để cho phương tiện kiểm tra đó m đến mức độ có thể chấp nhận.

12.3.4. Ngăn cách ly

1. Ngăn cách ly kín dầu phải được đặt giữa các két chứa dầu và két chứa nước ngọt như nước sinh hoạt, nước nồi hơi.v.v..., để ngăn ngừa khả năng làm bẩn nước do bị lẫn dầu.

2. Khu vực thủy thủ và khu vực hành khách phải không được trực tiếp k với két chứa dầu đốt. Các khu vực đó phải được phân cách với két dầu đt bng những ngăn cách ly được thông gió tốt và d tiếp cận. Nếu nóc két chứa dầu không có l khoét và được bọc bng chất không cháy có chiều dày bằng và lớn hơn 38 mi-li-mét thì giữa các khu vực đó và nóc két chứa dầu đốt không cần phải đt ngăn cách ly.

CHƯƠNG 13 ĐỘ BỀN DỌC

13.1. Qui định chung

13.1.1. Trường hợp đc biệt trong áp dụng

Đối với những trường hợp có những vấn đề mà việc áp dụng trực tiếp những yêu cầu của Chương này là không hợp lý, thì những vấn đề này phải được sự tha thuận của Đăng kiểm.

13.1.2. Sự liên tục v độ bn

Các cơ cấu dọc phải được bố trí sao cho đảm bảo sự liên tục về độ bền.

13.2. Độ bền uốn

13.2.1. Độ bn uốn ở đoạn giữa tàu

1. Mô đun chống uốn ca tiết diện ngang thân tàu đoạn giữa tàu phải không nhỏ hơn trị s Zs tính theo công thức sau đây. Tuy nhiên, yêu cầu này có thể được min giảm khi áp dụng cho những tàu có chiều dài không lớn hơn 60 mét theo sự thỏa thuận với Đăng kiểm :

Zs = 5,72 ( MS + Mw )

(cm3)

Trong đó :

MS :Mô men uốn dọc lớn nhất của tàu trên nước tăng (kN.m) làm thân tàu võng xuống hoặc vng lên tương ứng, tại tiết diện ngang đang xét theo chiu dài tàu, ở các trạng thái tải trọng có thể xảy ra, tính toán theo phương pháp được Đăng kiểm thừa nhận.

Mw: Mô men uốn dọc tàu trên sóng (kNm) tại tiết diện ngang đang xét theo chiều dài tàu, tính theo các công thức dưới đây với giá trị Ms ứng với trường hợp thân tàu uốn võng xuống hoặc thân tàu uốn vồng lên :

 (kNm) : Đối với trường hợp mô men MS làm thân tàu uốn võng xuống.

 (kNm) : Đối với trường hợp mô men Ms làm thân tàu uốn vng lên.

C1 :Được tính theo biểu thức sau đây : 0,03L1 + 5

L1 : Chiều dài của tàu qui định ở 1.4.2 hoặc 0,97 lần chiều dài đo theo đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất, ly trị số nào nhỏ hơn (m).

Cb :Th tích chiếm nước ở đường nước chở hàng thiết kế ln nhất chia cho L1Bd. Tuy nhiên, nếu t số này nhỏ hơn 0,6 thì Cb được lấy bằng 0,6.

C2: Hệ số qui định theo vị trí tiết diện ngang thân tàu đang xét theo chiều dài tàu, được cho ở Hình 2- B/13.1.

2. Mặc dù nhng yêu cầu ở -1, mô đun chống uốn của tiết diện ngang thân tàu tại trung điểm của L phải không nhỏ hơn trị số Wmin tính theo công thức sau đây :

(cm3)

Trong đó :

C1, L1Cb : Như qui định ở -1.

3. Mô men quán tính của tiết diện ngang thân tàu tại trung điểm của L phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây. Tuy nhiên, phương pháp tính mô men quán tính thực của tiết diện ngang của thân tàu phải theo các qui định tương ứng ở 13.2.3.

3 WminL1

(cm4)

Trong đó :

Wmin : Mô đun chống un của tiết diện ngang thân tàu tại trung điểm của L như qui định ở -2.

L1 : Như qui định -1.

Hình 2-B/13.1 Trị số của hệ số C2

4. Kích thước của các cơ cấu dọc thân tàu ở đoạn giữa tàu phải không nhỏ hơn kích thước của các cơ cấu dọc đo tại trung điểm của L xác định theo yêu cầu ở -2-3, không kể những thay đổi kích thước do sự thay đổi hình dạng của tiết diện ngang thân tàu.

13.2.2. Độ bền uốn ở những tiết diện nm ngoài phạm vi đoạn giữa tàu

Độ bền un những tiết diện nằm ngoài phạm vi đoạn giữa tàu phải được xác định theo các yêu cầu ở 15.3.

13.2.3. Tính toán mô đun chống uốn của tiết diện ngang thân tàu

Việc tính toán mô đun chống uốn của tiết diện ngang thân tàu phải dựa trên các yêu cầu từ (1) đến (6) sau đây :

(1) Tất cả các cơ cấu dọc được coi là hữu hiệu đi với độ bền dọc phải được đưa vào tính toán.

(2) Những lỗ khoét ở boong tính toán phải được trừ khi tiết diện dùng trong tính toán mô đun chống uốn. Tuy nhiên, nhng lỗ khoét nhỏ có chiều dài không lớn hơn 2,5 mét và có chiều rộng không lớn hơn 1,2 mét, sẽ không cần phải trừ đi nếu tổng chiều rộng các lỗ khoét tại một tiết diện ngang không lớn hơn : 0,06(B-Sb), trong đó Sb là tổng chiều rộng của các lỗ khoét có chiều rộng lớn hơn 1,2 mét hoặc có chiều dài lớn hơn 2,5 mét.

(3) Mặc dù các yêu cầu ở (2). các lỗ khoét ở boong tính toán sẽ không bị trừ nếu tổng chiu rộng của chúng tại mỗi tiết diện ngang không làm giảm mô đun chống uốn tính với boong tính toán hoặc với đáy tàu đi nhiều hơn 3%.

(4) Những lỗ khoét boong qui định ở (2) và (3) gm cả vùng ph khut tạo bởi hai đường tiếp tuyến với lỗ khoét tạo thành góc 30ođỉnh ở trên đường tâm l khoét nhỏ theo chiều dài của tàu.

(5) Mô đun chống uốn tính với boong tính toán phải được tính bằng cách chia mô men quán tính của tiết diện ngang thân tàu quanh trục trung hòa nằm ngang cho khoảng cách (a) hoc (b) sau đây lấy trị số nào lớn hơn :

(a) Khoảng cách thẳng đứng từ trục trung hòa đến mặt boong tính toán đo ở mạn tàu (m).

(b) Khoảng cách tính theo công thức sau đây :

Trong đó:

X : Khoảng cách nằm ngang đo từ mặt của cơ cấu khỏe liên tục đến đường tâm tàu (m).

Y: Khoảng cách thng đứng đo từ trục trung hòa đến mt của cơ cấu khe liên tục (m).

Trong trường hợp này X Y phải được đo tại điểm cho trị số lớn nht tính theo công thức nói trên.

(6) Mô đun chống uốn tính toán với đáy tàu được tính bằng cách chia mô men quán tính của tiết diện ngang thân tàu quanh trục trung hòa nằm ngang cho khoảng cách thng đứng từ trục trung hòa đến mt tôn giữa đáy.

13.3. Độ ổn định nén

13.3.1. Ổn định nén

Tôn boong tính toán và tôn đáy,v.v..., những vùng chịu ứng suất nén lớn do uốn dọc phải được gia cường để chống mất ổn định nén.

CHƯƠNG 14 TÔN BAO

14.1. Qui định chung

14.1.1. Dự phòng cho han gỉ

Ở những vùng mà do vị trí và/ hoặc điều kiện khai thác của tàu, sự han g được coi là mạnh, chiều dày tôn bao phải được tăng thích đáng so với yêu cầu của Chương này.

14.1.2. Quan tâm đặc biệt đến sự va chạm với cầu cng

Ở những chỗ mà n bao có thể va chạm với cầu cảng,v.v..., trong điu kin khai thác của tàu, phải đặc biệt quan tâm đến chiều dày tôn bao.

14.2. Dải tôn giữa đáy

14.2.1. Chiu rộng và chiều dày của dải tôn giữa đáy

1. Trên suốt chiều dài của tàu, chiều rộng của dải tôn giữa đáy phải không nh hơn trị số tính theo công thức sau đây:

4,5L + 775

(mm)

2. Trên suốt chiều dài tàu, chiều dày của dải tôn giữa đáy ít nhất phải không nhỏ hơn chiều dày n đáy tính toán theo yêu cầu ở 14.3.4 tăng n 1,5 mi-li-mét. Tuy nhiên, chiều dày của tôn giữa đáy phải không nhỏ hơn chiều dày của tấm tôn đáy kề cận.

14.3. Tôn bao ở đoạn giữa tàu

14.3.1. Chiu dày tối thiểu

Chiu dày tối thiểu của tôn bao ở dưới boong tính toán ở đoạn giữa tàu phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

0,44L + 5,6

(mm)

14.3.2. Chiu dày tôn mạn

Chiều dày của tôn mạn, trừ tôn mép mạn, ở dưới boong tính toán ở đoạn giữa tàu phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

(mm)

Trong đó :

S : Khoảng cách giữa các sườn dọc hoặc sườn ngang (m).

14.3.3. Mép mạn

Chiều dày của tôn mép mạn k với boong tính toán phải không nhỏ hơn 0,75 chiều dày của mép boong tính toán. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp chiều dày của mép mạn phải không nhỏ hơn chiu dày của tôn mạn kề với nó.

14.3.4. Chiều dày của tôn đáy

Chiu dày của tôn đáy (gồm cả tôn hông nhưng không kể đến tôn giữa đáy) ở đoạn giữa tàu phải theo các yêu cầu ở (1) và (2) sau đây :

(1) Nếu đáy tàu kết cấu theo hệ thống ngang thì chiều dày tôn đáy phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây:

(mm)

Trong đó:

S: Khoảng cách các cơ cu ngang (m).

(2) Nếu đáy tàu kết cấu theo hệ thống dọc thì chiều dày tôn đáy phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây:

(mm)

Trong đó :

S: Khong cách các dầm dọc đáy (m).

14.4. Tôn bao ở phần mũi và phần đuôi tàu

14.4.1. Tôn bao ở phần mũi và phần đuôi tàu

Ra ngoài đoạn giữa tàu, chiu dày tôn bao ở dưới boong tính toán có thể được giảm dần, nhưng lại phần mũi và phần đuôi tàu chiều dày này phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây. Tuy nhiên, đối với các đoạn qui định ở từ 14.4.2 đến 14.4.5, chiều dày này phải không nhỏ hơn trị số yêu cầu ở những qui định có liên quan.

0,044L +5,6

(mm)

14.4.2. Tôn bao ở vùng 0,3L kể từ mút mũi tàu

Chiều dày tôn bao ở 0,3L k từ mũi tàu phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

(mm)

Trong đó:

S : Khoảng cách giữa các sườn dọc hoặc sườn ngang (m).

14.4.3. Tôn bao ở đoạn 0,3L kể từ mút đuôi tàu

Chiu dày tôn bao ở đoạn 0,3L kể từ đuôi tàu phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau. Ở những tàu có khoang máy đặt ở đuôi hoặc ở những tàu có công suất máy lớn chiều dày này phải được tăng thích đáng :

(mm)

Trong đó:

S: Khoảng cách giữa các sườn dọc hoặc sườn ngang (m).

14.4.4. Tôn bao ở đoạn đáy được gia cường ở phía mũi tàu

Chiều dày tôn bao ở đoạn đáy được gia cường ở phía mũi tàu qui định ở 4.9.2 phải thỏa mãn các yêu cầu ở (1), (2) và (3) sau đây. Nếu trong điều kiện dằn tàu có chiều chìm quá nh và nếu tàu có vận tốc quá lớn so với chiều dài tàu thì chiều dày của tôn bao phải được xem xét đặc biệt.

(2) những tàu trong điều kiện dằn có chiều chìm mũi không lớn hơn 0,025L, chiều dày tôn bao ở đoạn đáy được gia cường ở phía mũi tàu phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

(mm)

Trong đó :

C : Hệ số được cho ở Bảng 2-B/14.1. Với các trị số trung gian của a thì C được xác định theo phép nội suy tuyến tính.

S: Khoảng cách các sườn, khoảng cách các sống hoặc khoảng cách các nẹp dọc của tôn bao lấy trị số nào nhỏ nhất (m).

a: T số khoảng cách sườn, hoặc khoảng cách sống hoặc khoảng cách nẹp dọc của tôn bao (m), lấy trị số nào lớn nhất, chia cho S.

Bảng 2-B/14.1 Trị số của C

a

1,0

1,2

1,4

1,6

1,8

³ 2,0

C

1,04

1,17

1,24

1,29

1,32

1,33

p : Áp suất va đập của sóng (kPa) qui định ở 4.9.4.

(2) Ở những tàu trong điều kiện dằn có chiều chìm mũi không nhỏ hơn 0,037L, chiều dày tôn bao ở đoạn đáy gia cường phía mũi tàu phải không nh hơn qui định 14.3.4 hoặc xác đnh theo công thức sau, lấy giá trị nào ln hơn.

(mm)

Trong đó:

L: được qui định 1.4.2

S : Khoảng cách sườn, sống hoặc nẹp dọc tôn v, lấy giá trị nào nhỏ hơn (m)

(3) những tàu trong điu kin dằn có chiều chìm mũi nằm trong khoảng trị số qui định ở (1) và (2), chiều dày phải được xác định theo nội suy tuyến tính từ các trị số qui định ở (1) và (2).

14.4.5. Tôn bao kề với sống đuôi và trong vùng u đặt trục

Tôn bao k với sống đuôi và trong vùng u đặt trục phải có chiu dày không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây:

0,09L + 4,5

(mm)

14.5. Tôn mạn ở vùng thượng tầng

14.5.1. Tôn mạn ở vùng thượng tầng trong trường hợp boong thượng tầng là boong tính toán

Nếu boong thượng tầng là boong tính toán thì chiều dày của tôn mạn thượng tầng phải lấy như qui định ở 14.3.1, 14.3.2, và từ 14.4.1 đến 14.4.3. Tuy nhiên, tôn mạn thượng tầng ở đoạn mũi tàu và đoạn đuôi tàu có thể lấy bằng chiều dày qui định ở 14.5.2.

14.5.2. Tôn mạn ở vùng thượng tầng trong trường hợp boong thượng tầng không phải là boong tính toán

Nếu boong thượng tầng không phải là boong tính toán thì chiều dày tôn mạn thượng tầng phải không nhỏ hơn tr số tính theo công thức sau đây, nhưng trong mọi trường hợp phải không nhỏ hơn 5,5 mi-li-mét.

Đoạn từ mũi tàu đến 0,25L kể từ mút mũi tàu :

(mm)

Các vùng khác :

(mm)

Trong đó :

S: Khoảng cách các dầm dọc hoặc các sườn ngang tại vị trí đang xét (m).

14.5.3. Bi thường ở các mút thượng tầng

Tôn mạn ở các mút của thượng tầng phải được kết cấu thích hợp đđảm bảo sự liên tục về độ bền.

14.6. Bồi thường cục bộ tôn bao

14.6.1. Lỗ khoét ở tôn bao

Các l khoét ở tôn bao phải có góc lượn và phải được bồi thường nếu cần thiết.

14.6.2. Hộp van thống biển

Trong trường hợp, có hộp van thông biển đặt ở tôn bao để hút hoặc xả nước biển thì chiều dày của tôn phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây và phải được gia cường thích đáng để đảm bảo đ cứng cần thiết.

0,07L + 5,0

(mm)

14.6.3. Tôn bao ở chỗ đt ng lun xích neo và ở phía dưới ống lun xích neo

Tôn bao ở chỗ đặt ống lun xích neo và ở phía dưới ống lun xích neo phải có chiều dày tăng hoặc phải là tấm kép, và mép dọc của chúng phải được bảo vệ để không bị neo hoặc xích neo làm hư hại.

CHƯƠNG 15 BOONG

15.1. Tải trọng boong h

15.1. Trị số của h

1. Tải trọng boong h (kN/m2) đối với những boong dùng để xếp hàng hóa thông thường hoặc đ dự trữ phải theo các qui định từ (1) đến (3) sau đây ;

(1) h phải tương đương với tiêu chuẩn bằng 7 lần chiều cao của nội boong (m), hoặc 7 lần chiều cao từ boong được xét đến cạnh trên của thành miệng khoang ở boong ở trên (m). Tuy nhiên, h có thể được qui định bằng trng lượng thiết kế cực đại của hàng hóa trên một đơn vị diện tích boong (kN/m2). Trong trường hợp này trị số của h phải được xác định bng cách xem xét chiều cao xếp hàng.

(2) Nếu hàng g hoặc/và các loại hàng khác được dự định xếp ở boong thời tiết thì h phải là trọng lượng thiết kế cực đại của hàng hóa trên một đơn vị diện tích boong (kN/m2) hoặc là trị số qui định ở -2, lấy trị số nào lớn hơn.

(3) Nếu hàng hóa được treo vào xà boong hoặc nếu máy móc được đặt trên boong thì h phải được ng thích đáng.

2. Đối với boong thời tiết, tải trọng boong h (kN/m2) được qui định ở từ (1) đến (4) sau đây :

(1) Đối với boong mạn khô, boong thượng tầng và boong lầu trên boong mạn khô, h phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

a(0,067bL - y)

(kN/m2)

Trong đó:

ab : Được cho ở Bảng 2-B/15.1 tùy thuộc vị trí ở boong.

Tuy nhiên nếu Cb nhỏ hơn 0,7 thì trị số của b sẽ được xem xét đặc biệt.

Bng 2-B/15.1 Trị số của ab

Dòng

Vị trí

a

b

Tôn boong

Xà boong

Cột

Sống boong

I

phía trước của 0,15L tính t mút mũi tàu

14,7

9,8

4,90

7,35

1,42

II

Từ 0,15L đến 0,3L tính từ mút mũi tàu

11,8

7,85

3,90

5,90

1,20

III

Từ 0,3L tính từ mút mũi tàu đến 0,2 L tính từ mút đuôi tàu

6,90

4,60

2,25

2,25(1)

3,45(2)

1,00

IV

Ở phía sau của 0,2L tính từ mút đuôi tàu

9,80

6,60

3,25

4,90

1,15

Chú thích :

(1) Đối với sống dọc boong ở ngoài đường miệng khoang ở boong tính toán trong đoạn giữa tàu.

(2) Đi với nhng trường hợp không phải là trường hợp (1).

y : Khoảng cách thẳng đứng từ đường nước chở hàng thiết kế cực đại đến boong thời tiết đo ở mạn (m) và y phải được đo ở mũi tàu cho đoạn boong ở phía trước của 0,15L tính từ mũi tàu, được đo ở 0,15L tính từ mũi tàu cho đoạn boong từ 0,3L đến 0,15L tính t mũi tàu, được đo ở sườn giữa cho đoạn boong từ 0,3L tính từ mũi tàu đến 0,2L tính từ đuôi tàu và được đo ở đuôi tàu cho đoạn boong ở phía sau của 0,2L tính từ đuôi tàu (xem Hình 2-B/15.1).

Sau A

y được đo AP

* Nếu không có thượng tầng thì y được đo đến boong trên

Từ A đến B

y được đo ở

 

Từ B đến C

y được đo ở C

 

Trước C

y được đo ở FP

 

Hình 2-B/15.1 Vị trí đo y

(2) Đối với boong ở dòng II Bảng 2-B/15.1 h không cần lớn hơn h ở dòng I.

(3) Không phụ thuộc các qui định ở (1) và (2), h phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức cho ở Bảng 2-B/15.2, nhưng phải được lấy bằng 12,8 nếu h đối với các boong nhỏ hơn 12,8.

(4) Nếu tàu có mạn khô quá lớn thì trị số h phải được lấy theo s thỏa thuận với Đăng kim.

3. Đối với vùng kín của boong thượng tầng và boong lầu, trong không gian sinh hoạt và không gian hàng hi, thuộc tầng 1 và tầng 2 trên boong mạn khô, h phải bng 12,8.

Bảng 2-B/15.2 Trị số cực tiểu của h

Dòng

Vị trí của boong

h

C

Xà boong

Tôn boong

Cột, Sống dọc và Sống ngang boong

I và II

Phía trước của 0,3L nh từ mũi tàu

2,85

4,20

1,37

III

Từ 0,3L tính từ mũi tàu đến 0,2L tính từ đuôi tàu

1,37

2,05

1,18

IV

Phía sau của 0,2L tính từ đuôi tàu

1,95

2,95

1,47

Boong thượng tầng tầng 2 trên boong mn khô

1,28

1,95

0,69

Chú thích :

Nếu trị số ca h tính từ các công thức Bng nh hơn 12,8 thì h phi được lấy bng 12,8.

15.2. Qui định chung

15.2.1. Tôn boong

Trừ phần lỗ khoét ở boong, v.v..., tôn boong phải đi từ mạn này sang mạn kia. Tuy nhiên, nếu được Đăng kiểm chấp nhận tôn boong có thể chỉ gồm tấm mép boong và tấm n giằng.

15.2.2. Tính kín nước của boong

Boong thời tiết phải kín nước, trừ trường hợp được Đăng kiểm chấp thuận đặc biệt có thể ch chịu thời tiết.

15.2.3. Tính liên tục của bc boong

Nếu boong tính toán hoặc các boong chịu lực (boong ở phía dưới boong tính toán được coi là cơ cấu chịu lực trong độ bền dọc của thân tàu) thay đổi độ cao thì sự thay đổi đó phải được thực hiện theo độ dốc dần dần hoặc mỗi cơ cấu boong phải được kéo dài và phải được liên kết chặt ch với nhau bng các tấm ngăn, sống, mã,v.v..., và phải đc bit quan tâm đến tính liên tục v độ bn.

15.2.4. Bồi thường lỗ khoét

Miệng khoang hoặc các lỗ khoét khác ở boong tính toán hoặc boong chịu lực phải có góc lượn và phải có biện pháp bồi thường thích đáng.

15.2.5. Mép boong lượn

Mép boong lượn, nếu được sử dụng, phải có bán kính lượn đ lớn tùy theo chiều dày của nó.

15.3. Diện tích tiết diện hiệu dụng của boong tính toán

15.3.1. Định nghĩa

Diện tích tiết din hiệu dụng của boong tính toán là diện tích tiết diện ở mỗi bên mạn tàu của tôn boong, xà dọc boong, sống dọc boong, v.v..., kéo dài trên đoạn 0,5L giữa tàu.

15.3.2. Diện tích tiết diện hiệu dụng của boong tính toán

1. Diện tích tiết diện hiệu dụng ở đoạn giữa của các tàu mà mô đun chống uốn của tiết diện ngang thân tàu được qui định ở Chương 13, phải được xác định thỏa mãn các yêu cầu của Chương 13.

2. Ra ngoài đoạn gia tàu, diện tích tiết diện hiệu dụng của boong tính toán có thể được giảm dần nhỏ hơn trị số tại hai mút của đoạn giữa tàu. Tuy nhiên, các trị số ở vị trí 0,15L tương ứng kể từ mút trước và mút sau của L, phải không nhỏ hơn 0,4 lần trị số ở điểm giữa của L, nếu tàu có buồng máy ở đoạn giữa tàu và không nhỏ hơn 0,5 lần trị số ở điểm giữa của L, nếu tàu có buồng máy ở đuôi tàu.

3. Nếu mô đun chống uốn của tiết diện ngang thân tàu ở ngoài đoạn giữa tàu lớn hơn trị số đã được Đăng kiểm xét duyệt thì những yêu cầu của mnh đề bổ sung của -2 có thể không cần phải áp dụng.

15.3.3. Boong tính toán ở ngoài các vùng 0,15L tính từ mỗi mút tàu

Ở ngoài các vùng 0,15L tính từ mỗi mút tàu diện tích tiết diện hiệu dụng của boong tính toán và chiu dày tôn boong tính toán có thể được giảm dần tránh sự thay đổi đột ngột.

15.3.4. Diện tích tiết diện hiệu dụng của boong tính toán trong thượng tầng đuôi dài

Mc dù các yêu cầu ở 15.3.2, diện tích tiết diện hiệu dụng của boong tính toán trong thượng tầng đuôi dài có thể được thay đổi thích hợp.

15.3.5. Boong nm trong phạm vi của thượng tng khi boong thượng tầng được thiết kế là boong tính toán

Nếu boong thượng tầng được thiết kế làm boong tính toán thì tôn boong tính toán ở ngoài thượng tầng phải được kéo dài vào phía trong thượng tầng một đoạn khoảng 0,05L mà không giảm din tích tiết diện hiệu dụng của boong và sau đó có thể được giảm dần khi đi vào phía trong.

15.4. Tôn boong

15.4.1. Chiều dày của tôn boong

1. Chiều dày của tôn boong phải không nhỏ hơn trị số tính theo các qui định (1) và (2) sau đây. Trong các không gian kín như thượng tầng, lầu,v.v..., chiều y của tôn boong có thể được giảm 1 mi-li-mét so với trị số tính theo công thức này :

(1) Chiều dầy của tôn boong tính toán :

(a) Phía ngoài vùng đường miệng khoét ở đoạn giữa tàu có xà dọc boong :

(mm)

Trong đó:

S : Khoảng cách giữa các xà dọc boong (m).

h : Tải trọng boong qui định 15.1 (kN/m2).

(b) Phía ngoài vùng đường miệng khoét ở đoạn giữa tàu có xà ngang boong :

(mm)

Trong đó:

S: Khoảng cách giữa các xà ngang boong (m).

h : Tải trọng boong qui định ở 15.1 (kN/m2).

(c) Ở các vùng khác ngoài các vùng qui định ở (a) và (b):

(mm)

Trong đó:

S: Khoảng cách giữa các xà dọc hoặc xà ngang (m).

h : Tải trong boong qui định ở 15.1 (kN/m2).

(2) Chiều dày tôn boong không phải là boong tính toán :

(mm)

Trong đó:

S A : Như qui định (1) (c).

2. Nếu các vùng giữa các đường miệng khoét lớn kết cấu theo hệ thống dọc thì phải quan tâm thích đáng đến biện pháp chống mất ổn định cho tôn boong.

15.4.2. Tôn boong tạo thành nóc két

Chiều dày của tôn boong tạo thành nóc két phải không nhỏ hơn trị số yêu cầu ở 12.2.2 cho vách của két sâu với khoảng cách của xà boong là khoảng cách nẹp.

15.4.3. Tôn boong tạo thành hõm vách

Chiều dày của tôn boong tạo thành nóc hầm trục, nóc hõm chn hoc hõm vách phải không nhỏ hơn trị số yêu cầu ở 11.2.7-2.

15.4.4. Tôn boong dưới nồi hơi và tôn boong dưới hàng đông lạnh

1. Chiều dày của tôn boong ở dưới ni hơi phải được tăng 3 mi-li-mét so với chiều dày qui định trên.

2. Chiều dày của tôn boong dưới hàng đông lạnh phải được tăng 1 mi-li-mét so với chiều dày bình thường. Nếu có phương tiện bảo vệ chống han gỉ thì chiều dày tôn boong đó không cần phải tăng.

15.4.5. Chiu dày của tôn boong chịu tải trọng từ xe có bánh

Chiều dày của tôn boong chịu tải trọng từ xe có bánh phải được xác định theo tải trọng tp trung từ xe có bánh.

CHƯƠNG 16 THƯỢNG TẦNG VÀ LẦU

16.1. Qui định chung

16.1.1. Phạm vi áp dụng

1. Tàu phải có thượng tầng mũi, trừ trường hợp mạn khô mũi tàu được Đăng kiểm thừa nhận là đ.

2. Kết cấu và kích thước cơ cấu thượng tầng và lầu phải thỏa mãn những yêu cầu của Chương này và các qui định khác có liên quan.

3. Các yêu cầu ở Chương này được áp dụng cho các thượng tầng và lầu đến tầng 3 phía trên boong mạn khô. Kết cấu và kích thước cơ cu của các thượng tầng và lầu phía trên tầng 3 phải được Đăng kiểm xem xét và quyết định.

4. Với nhng thượng tầng và lầu của những tàu có mạn khô quá lớn, kết cấu của các vách có thể được thay đổi thích hợp theo sự thỏa thuận với Đăng kiểm.

16.2. Kết cấu và kích thước cơ cấu

16.2.1. Cột áp h

1. Cột áp để tính toán kích thưc cơ cấu của vách mút thượng tầng và vách biên lầu phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau đây :

ac(0,067bL - y)

(m)

Trong đó :

a : Được cho theo các công thức sau đây :

: Đối với vách trước lộ của thượng tầng tầng một và vách trước lộ của lầu tầng một.

: Đối với vách trước lộ của thượng tầng tầng hai và vách trước lộ của lầu tng hai.

: Đối với vách trước lộ của thượng tầng tầng ba, các vách trước được bảo vệ của các thượng tầng, vách trước lộ của lầu tầng ba, các vách bên của các lầu và các vách trước được bảo vệ của các lầu

: Đối với vách sau ở phía sau sườn giữa tàu của thượng tầng và vách sau ở phía sau sườn giữa tàu của lầu.

: Đối với vách sau ở phía trước của sườn giữa tàu của thượng tầng và vách sau ở phía trước của sườn giữa tàu của lầu.

b : Được cho theo công thức sau đây :

: Nếu  <>

: Nếu  ³ 0,45

x: Khoảng cách từ vách mút của thượng tầng hoặc từ vách mút của lầu đến đường vuông góc đuôi, hoặc khong cách từ trung điểm của vách bên của lầu đến đưng vuông góc đuôi (m). Tuy nhiên, nếu chiều dài của vách bên của lầu ln hơn 0,15L thì vách bên đó phải được chia thành những đoạn gần bằng nhau có chiều dài không lớn hơn 0,15L và khoảng cách từ trung điểm của mỗi đoạn được chia đến đường vuông góc đuôi sẽ được sử dụng cho đoạn đó.

c : Hệ số được xác định theo công thức sau :

1,0

: Đối với vách mút của thượng tầng

: Đối với vách biên của lầu.

Tuy nhiên, nếu  < 0,25="" thì="" lấy=""><